Sử lý đường dẫn file và thư mục

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình cơ sở dữ liệu (Trang 102 - 105)

- Về thái độ:

2. Xử lý file cùng thư mục

2.5. Sử lý đường dẫn file và thư mục

Khi chúng ta làm việc với file và thư mục, sẽ có lúc bạn cần phân tích thông tin đường dẫn. Ví dụ, nếu chương trình của bạn yêu cầu người dùng nhập vào tên file, bạn có thể trước hết phân tích dữ liệu người dùng vào để xác định xem người dùng để xác định xem người dùng chỉ rõ một tên đường dẫn hay chưa, kiểm tra tên mở rộng, tên file hợp lện hay không.

Để thao tác xử lý thông tin đường dẫn. Chương trình PathInfo.vb, sử dụng lớp Path để hiển thị thông tin của các đường dẫn khác nhau:

102

Chương 9

Hộp thoại Common Dialog

1. Các hộp thoại chuẩn

1.1. Cho phép người sử dụng chọn mở file

Trong môi trường Windows, hộp thoại chọn mở file được sử dụng rất rộng rãi. Trong hộp thoại này người dùng có thể duyệt danh sách các file qua các ổ đĩa cục bộ hoặc mạng để định vị file mà chương trình cho phép mở. Lợi thế của việc sử dụng hộp thoại này là người sử dụng không cần nhớ tên file hoặc thư mục lưu giữ file.

Chúng ta sử dụng lớp đối tượng .NET trong thư viện System.IO mang tên OpenFileDialog(). Ví dụ:

Public Class OpenFileForm

Private Sub Btn_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As System.EventArgs) Handles Btn.Click

Dim FileDB As New OpenFileDialog()

If (FileDB.ShowDialog() = Windows.Forms.DialogResult.OK) Then MsgBox("File chọn: " & FileDB.FileName)

Else MsgBox("Người dùng chọn Cancel") End If End Sub End Class 1.2. Các thao tác sử dụng OpenFileDialog

Khi bạn sử dụng đối OpenFileDialog, bạn có thể xác định bộ lọc cho file. FileDb.Filter = “All Files | .* | Word files | *.doc | text files | *.txt

Bạn phân tách các bộ lọc bằng ký hiệu |. Để chỉ định bộ lọc mặc định, bạn có thể sử dụng thuộc tính FilterIndex. Ví dụ với bộ lọc trên bạn có thể chỉ định Text File là bộ lọc mặc định như sau:

FileDb.FilterIndex = 3

Thường chương trình của bạn sẽ muốn chỉ rõ những folder khởi đầu xuất hiện khi chương trình hiển thị hộp thoại Open. Để chỉ định hộp thoại ban đầu, chương trình có thể gán thuộc tính thư mục cho thuộc tính InitialDirectory như phát biểu sau:

FileDb. InitialDirectory = “C:\temp”

1.3. Lưu thông tin vào file do người dùng chỉ định

Sau khi mở file sử dụng, chương trình có thể lưu lại file. Để lưu file chúng ta sử dụng hộp thoại SaveFileDialog thay cho OpenFileDialog.

2. Hộp thoại phục vụ in ấn

2.1. Sử dụng hộp thoại PrintDialog để in ấn

Trong Chương trình Visual basic 2005 bạn có thể hiển thị hộp thoại in ấn thông qua lớp PrintDialog. Lớp PrintDialog thừa kế những phương thức từ CommonDialog

2.2. Xác định những máy in có sẵn

Khi chương trình cung cấp khả năng in. Chương trình cần phải biết thông tin về trạng thái máy in sẵn sàng trong hệ thống. Để có một danh sách các máy in trong hệ thống,

103 chương trình của bạn có thể đọc nội dung thuộc tính tập hợp InstalledPrinters của lớp PrinterSettings.

2.3. Thiết lập trang in với hộp thoại PageSetupDialog

Khi người dùng chọn pagesetup từ menu file của các ứng dụng Windows, hệ thống thường hiển thị hộp thoại cho PageSetup cho phép xác định thông số trang in như kích thước, hướng trang nguồn in.

Trong Visual basic 2005, bạn có thể hiển thị hộp thoại PageSetup xử lý xác định thông số thông qua lớp PageSetupDialog. Lớp PageSetupDialog kế thừa những phương thức từ lớp CommonDialog.

2.4 Các thao tác xử lý in ấn và Print Preview

Chúng ta đã có thể chọn máy in, đặt thống số in, trang in, phần còn lại là những thao tác để in dữ liệu dựa trên những thông số được chọn. Để làm được điều này chúng ta sử dụng phương thức PrintPreviewDialog.

104

CHƯƠNG 10

Một phần của tài liệu Giáo trình lập trình cơ sở dữ liệu (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)