ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay
Việc hoàn thiện pháp luật và tăng cường thực thi pháp luật về địa vị pháp lý của công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay xuất phát từ những nhu cầu sau:
Thứ nhất là nhu cầu từ thực trạng của TTCK và thực trạng hoạt động của
các CTCK.
Không giống như TTCK của nhiều nước trên thế giới được hình thành một cách tự phát do nhu cầu mua, bán, trao đổi các loại chứng khoán, TTCK Việt Nam ra đời xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tác động mạnh mẽ của Nhà nước và trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế. Trên thực tế, TTCK Việt Nam ngoài việc xác định là một biểu hiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đang thực hiện một số chính sách kinh tế xã hội quan trọng của Nhà nước, nhất là trong giai đoạn tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, cải tiến, chuyển đổi tư duy kinh tế phù hợp với những cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực trạng tình hình hoạt động của các CTCK như đã được nêu và phân tích ở Chương 2 cho thấy các CTCK còn khá nhiều hạn chế trong hoạt động, cần có những giải pháp điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thứ hai là nhu cầu từ định hướng phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
định hướng phát triển TTCK của Việt Nam trong giai đoạn tới.
trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đối với thị trường tài chính, Đảng ta xác định: “Phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Huy động mọi nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển” [22, tr. 80].
Trên cơ sở các định hướng nêu trên, Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển thị trường vốn đến 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó xác định hướng phát triển các CTCK cả về số lượng, tăng quy mô và phạm vi hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện thành lập CTCK, hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ…
Thứ ba là nhu cầu từ các cam kết của Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế. Là một lĩnh vực kinh tế quan trọng, ngành chứng khoán không thể đứng
ngoài xu thế hội nhập của đất nước. Khi thực hiện hội nhập, hoạt động của TTCK và các CTCK phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với tính thống nhất của thị trường, phải có hệ thống các chủ thể tham gia hoạt động chứng khoán phù hợp với các thỏa thuận mà Việt Nam đã ký kết và cam kết thực hiện. Sức ép của hội nhập bắt buộc các CTCK phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm hoạt động dịch vụ. Mở cửa TTCK sẽ có nhiều tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tham gia…
Thứ tư là nhu cầu từ những kinh nghiệm khi nghiên cứu việc xây dựng và
thực thi Luật chứng khoán của các nước trên thế giới, từ xu thế điều chỉnh pháp luật các tổ chức kinh doanh chứng khoán nói chung và điều chỉnh CTCK nói riêng của thế giới.
Là một bộ phận của khung pháp luật về kinh tế, khung pháp luật về TTCK và CTCK có mối liên hệ chặt chẽ với các khoa học khác và pháp luật của nhiều lĩnh vực khác nhau, là kết quả của nghiên cứu về bản chất, vai trò của nhà nước. Các văn bản pháp lý về TTCK và CTCK của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở học hỏi, kế thừa của pháp luật thế giới. Song, do điều kiện hình thành TTCK và điều kiện kinh tế, xã hội có những khác biệt cũng như trình độ, kỹ năng xây dựng pháp luật và việc quản lý của Việt Nam còn yếu nên cần phải có sự hoàn thiện liên tục hệ thống văn bản pháp luật về CTCK, tránh những bất cập, vướng mắc khi thi hành.