Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Một phần của tài liệu file_goc_770459 (Trang 62 - 64)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.3.3.6Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình ta sử dụng các công cụ kiểm định F và kiểm định t.

Để có thể suy diễn mô hình này thành mô hình của tổng thể ta cần phải tiến hành kiểm định F thông qua phân tích phương sai. Giả thuyết Ho là βk = 0. Ta có Sig. của F = 0,000 < 1/1000 nên bác bỏ giả thuyết Ho. Như vậy điều này có nghĩa là kết hợp của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được thay đổi của biến phụ thuộc hay nói cách khác có ít nhất một biến độc lập nào đó ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Bảng 21: Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy ANOVAb

Mô hình Tổng bình df Trung bình F Mức ý

phương bình phương nghĩa.

1 Hồi quy 41.702 3 13.901 110.619 .000a

Dư 18.347 146 .126

Tổng 60.048 149

Để đảm bảo các biến độc lập đều thực sự có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc, ta tiến hành kiểm định t. Với giả thuyết Ho là hệ số hồi quy của các biến độc lập βk = 0 và với độ tin cậy 95%. Dựa vào Bảng 19- Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter, ta có mức giá trị Sig. Của hai nhân tố hỗ trợthuận tiện có sig <0,05 nên bác bỏ giả thiết H0: hai nhân tố này không giải thích được cho biến phụ thuộc. Còn nhân tố “rào cản” co sig.=0,508 >0,05 nên chấp nhận Ho bác bỏ H1 là nhân tố rào cản không thể giải thích biến thiên của biến phụ thuộc

Ngoài ra để đảm bảo mô hình có ý nghĩa, ta cần tiến hành kiểm tra thêm về đa cộng tuyến và tự tương quan.

Để dò tìm hiện tượng đa cộng tuyến ta căn cứ trên độ chấp nhận của biến (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Kết quả phân tích hồi quy sử dụng phương pháp Enter, cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF khá thấp, giá trị cao nhất 1,206. Và độ chấp nhận của biến (Tolerance) khá cao, giá trị thấp nhất 0,829.. Hệ số VIF nhỏ hơn 10 và độ chấp nhận của biến (Tolerance) lớn hơn 0,1 nên có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến.

Tra bảng thống kê Durbin-Watson với số mẫu quan sát bằng 150 và số biến độc lập là 3 ta có du = 1,85. Như vậy, đại lượng d nằm trong khoảng (du, 4 – du) hay trong khoảng (1,85;2,20) thì ta có thể kết luận các phần dư là độc lập với nhau. Kết quả kiểm định Durbin – Waston cho giá trị d = 1, 978 nằm trong

khoảng cho phép. Ta có thể kết luận không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Như vậy mô hình hồi qui xây dựng là đảm bảo độ phù hợp, các biến độc lập có thể giải thích tốt cho biến phụ thuộc trong mô hình. Trừ biến “rào cản” có sig.>0,05 nên không giải thích được biến phụ thuộc.

Một phần của tài liệu file_goc_770459 (Trang 62 - 64)