Phương pháp lập phiếu khảo sát (phi thực nghiệm):

Một phần của tài liệu floating_rice_thesis_2016 (Trang 54 - 56)

Lập phiếu câu hỏi điều tra là phương pháp thu thập dữ liệu phi thực nghiệm dựa trên sự quan sát, đánh giá các sự kiện đã hay đang tồn tại, từ đó tìm ra quy luật của chúng.

Sinh viên sử dụng phương pháp này để khảo sát ý kiến của nông dân thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Sinh viên tập trung khảo sát lấy ý kiến của 3 đối tượng nông dân chính là:

1. Nông dân canh tác lúa 2 vụ 2. Nông dân canh tác lúa 3 vụ

3. Nông dân canh tác lúa nổi kết hợp với trồng màu Các bước thực hiện:

Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát

Đối với đề tài nghiên cứu, SV thực hiện khảo sát chú trọng trên 3 nội dung chính:

(1) Thông tin chung về người được phỏng vấn

(2) Ý kiến của người được phỏng vấn về hiện trạng đê bao hiện tại và những kiến thức thực tiễn mà họ có được trong quá trình canh tác cũng như tìm hiểu về vùng đất mà mình đang sinh sống nói riêng và ĐBSCL nói chung. (3) Thông tin về lúa nổi: cho biết ý kiến của người nông dân về ưu điểm và nhược điểm của lúa nổi, đồng thời biết được mức độ đồng thuận của họ về việc chuyển sang mô hình canh tác LMN.

(4) Các câu hỏi mở rộng: thông qua các câu hỏi mở rộng để SV biết được những chính sách mà chính quyền địa phương đang thực hiện hỗ trợ cho sinh kế của người dân địa phương và cũng qua đó SV biết được những nguyện vọng hay ý kiến của nông dân đối với chính quyền địa phương để đề ra giải pháp thích hợp.

Phiếu khảo sát được thực hiện với đối tượng nông dân tập trung ở xã Vĩnh Phước huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Đây là xã có vùng quy hoạch LMN và các loại hình canh tác khác.

Bước 3: Tính cỡ mẫu khảo sát

Do khảo sát được thực hiện trên xã Vĩnh Phước với số nhân khẩu toàn xã là 3.856 nhân khẩu. Có số cỡ mẫu tổng thể nên chọn:

Công thức: = + . Trong đó: n:Số đơn vị tổng thể mẫu N: Số đơn vị tổng thể chung

e:phạm vị sai số chọn mẫu (Do giới hạn thời gian và kinh phí nên SV chọn sai số 13%, sai số được chọn khá cao hơn so với nghiên cứu khoa học khác, do vậy kết quả nghiên cứu không thể hoàn toàn đánh giá được hết cho toàn bộ vùng

ĐBSCL. Tuy nhiên là bước đầu cho qua trình thực hiện trong dự án lớn quy hoạch chiến lược phát triển bền vững xã Vĩnh Phước, tỉnh An Giang) Thay vào công thức ta được:

3856

n =

1 + 3856 × 0.132= 58

Số phiếu tối thiểu là 58 phiếu, để phòng trường hợp phiếu khảo sát bị lỗi SV chọn 60 phiếu.

Bước 4: Khảo sát thử

Bước đầu khảo sát thử 10 phiếu để có SV biết được những thông tin chưa phù hợp cần phải bổ sung.

Bước 5: Tiến hành khảo sát thực tế

Phiếu khảo sát thực hiện đối với nông dân thuộc 2 xã Vĩnh Phước và Lương An Trà, thuộc khu vực đang có dự án quy hoạch lúa nổi để biết được ý kiến của người dân nơi đây như thế nào về quy hoạch lúa nổi và đê bao.

GVHD: VÕ THỊ MINH HOÀNG 45

Một phần của tài liệu floating_rice_thesis_2016 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w