Theo như kết quả nghiên cứu tài liệu, bộ mấy nhà nước ta theo hướng tiếp cận từ trên xuống (Top-down). Nhà nước làm chủ và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Đảng. Theo phân tích của Porter (1993) về hệ thống chính phủ Việt Nam những năm 1990 vẫn còn giá trị cho đến nay. Nhận định rằng: Việc thực thi các chỉ đạo liên quan đến sự phục tùng vô điều kiện ở cấp thấp hơn đối với cấp trên trong cơ cấu bộ máy của Đảng và Nhà nước, tạo ra hệ thống thứ bậc chặt chẽ từ trên xuống giữa các quá trình ra quyết định và thực hiện. Ngược lại, từ dưới sẽ báo cáo lên trên cho Đảng và Nhà nước nắm được những gì cần thực hiện và đưa ra quyết định. Theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Do đó, Đảng Cộng Sản có vai trò kiểm soát và cung cấp các hướng dẫn cho quá trình hoạch định chính sách. Bao gồm cả nông nghiệp [The Mekong Delta System].
Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn cán bộ tại địa phương cho rằng những ý tưởng canh tác sẽ bắt nguồn từ dân và do dân quyết định họ canh tác những gì trên đất của mình. Khi những phong trào này tự phát và có tính khả thi thì nhà nước sẽ tiến hành nghiên cứu và phát triển quy hoạch theo hướng của nông dân.
Phỏng vấn ông Trần Văn Đàng cho biết: “Quy hoạch từ dưới lên, vì ở trung ương người ta không biết ở dưới xã làm những gì. Mình trình lên, nếu ở xã thì ủy ban huyện duyệt, nếu huyện thì ủy ban tỉnh duyệt, trung ương thì duyệt quy hoạch của tỉnh. Ví dụ như xã có quy hoạch trường học ở đâu, chợ ở đâu rồi gửi lên huyện huyện duyệt quy hoạch trong năm năm. Ví dụ trong giai đoạn 2016-2020, sau khi duyệt xong tới huyện làm quy hoạch gửi về tỉnh cho tỉnh phê duyệt quy hoạch của huyện. Nếu trung ương phê duyệt thì chỉ phê duyệt của tỉnh chứ không phê duyệt của huyện xã nữa”.
Nhận thấy được tầm quan trọng của việc thích nghi với lũ, nhà nước đã tiến hành thực hiện vùng quy hoạch LMN. Với ý tưởng được khởi xướng từ trung tâm phát triển Nông nghiệp nông thôn ban đầu chỉ quy hoạch 200 ha, sau này cùng với sự hợp tác của tổ chức phi chính phủ GIZ và các tổ chức thế giới tăng diện tích từ 80 ha hiện tại mục tiêu đến năm 2030 là 500 ha. Và cũng theo lời của ông Đàng cho biết:
“Bảo tồn LMN là một mặt để chống biến đổi khí hậu nên ủy ban tỉnh của sở nông nghiệp đã quy hoạch thành một vùng để bảo tồn và điều tiết nước luôn. Cái này là nhà nước quy hoạch và kết hợp với các tổ chức phi chính phủ như GIZ, mấy tổ chức nước ngoài. Liên hệ với ngân hàng thế giới khảo sát thường xuyên. Giám đốc ngân hàng thế giới cũng vô đây 2 lần. Đầu tư mở đường đi vào khu bảo tồn LMN”.
LMN không nằm trong quy hoạch chung của huyện mà thuộc một quy hoạch riêng. Định hướng đến năm 2020, LMN trở thành một thế mạnh của vùng. Và anh cũng cho biết để phòng ngừa trường hợp thất thoát do lũ không về được như năm vừa rồi, trong kế hoạch bảo tồn phát triển quy hoạch 200 ha này thì trong đó có dự án đê bao và 2 trạm bơm điện. Để khi nước nhỏ bơm nước vào cho người dân và đồng thời để trữ nước và điều tiết nước vào mùa lũ.
Tiểu kết: Về mặt lý thuyết thuyết quy hoạch có thể được hiểu là do các nhà quản lý hoạch định ra các chiến lược để thực hiện. Bản chất nhà nước ta vẫn theo
cách tiếp cận từ trên xuống (Top-down). Nông dân có thể tự do lựa chọn họ sẽ trồng cây gì nuôi con gì trên đất của họ nhưng vẫn theo một quy hoạch chung của nhà nước. Tuy nhiên theo kết quả của phỏng vấn sâu có thể nhận thấy rằng sự hiểu biết đó có thể khác đi qua các cấp, ở cương vị là nhà quản lý ở cấp xã cho rằng quy hoạch sẽ từ dưới lên. Vấn đề đặt ra ở đây có thể do kiến thức của lãnh đạo cấp độ địa phương vẫn còn hạn hẹp hoặc do sự nâng cao nhận thức chưa hiệu quả.