Phântích dấu hiệu rủi ro tàichính

Một phần của tài liệu KT05031_Nguyễn Thị Thanh Thùy_K5-KT (Trang 54 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.7Phântích dấu hiệu rủi ro tàichính

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thƣờng xuyên gặp phải các rủi ro trên mọi phƣơng diện, rủi ro có hệ thống và phi hệ thống. Rủi ro của doanh nghiệp có thể đƣợc xem ở nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro phá sản. Rủi ro tài chính là rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Trong quan hệ thanh toán hiện nay doanh nghiệp nào cũng thực hiện việc tài trợ vốn thông qua việc vay nợ ngắn hạn. Điều đó luôn gắn liền với một rủi ro phá sản khi khả năng thanh toán giảm đến một mức độ báo động. Doanh nghiệp sẽ gặp một số khó khăn nhƣ việc mắc nợ sẽ kéo theo các khoản chi trả cố định hàng năm và sẽ khó khăn khi đi vay, sự phát triển của doanh nghiệp bị kìm hãm.

Việc phân tích rủi ro tài chính đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Thông qua chỉ tiêu khả năng thanh toán: khi hệ số khả năng thanh toán thấp và kéo dài liên tục, rủi ro tài chính xuất hiện.

Thông qua đòn bẩy tài chính (hệ số nợ): giả thiết môi trƣờng kinh doanh không thuận lợi, tỷ lệ nợ cao, trình độ quản lý kém, tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA < lãi suất vay) rủi ro tài chính sẽ xuất hiện.

Thông qua tình hình các khoản phải trả, phải thu: nếu nợ phải thu quá hạn, phải trả quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, rủi ro tài chính xuất hiện.

Phân tích dự báo tài chính dựa trên kết quả tài chính

Với doanh nghiệp, việc dự báo tình hình tài chính là quá trình tính toán và ƣớc lƣợng tình trạng tài chính trong tƣơng lai của một hoạt động kinh doanh. Hoạt động kinh doanh này có thể là một doanh nghiệp, một dự án mới, một phƣơng án đầu tƣ… Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch tài chính của công ty hàng năm là một công việc quan trọng đối với hầu hết những nhà quản trị doanh nghiệp. Thậm chí, kết quả cuối cùng của kế hoạch tài chính này đôi khi lại không quan trọng bằng quá trình ta thực hiện việc tính toán và dự báo.

Dựa vào số liệu 5năm tài chính, ta có thể tự xây dựng một kế hoạch tài chính bằng các tính toán thủ công hoặc cũng có thể nhờ sự trợ giúp của các phần mềm.

Kế hoạch tài chính thƣờng bao hàm cả các bảng dự báo cân đối kế toán và dự báo kết quả kinh doanh cho các năm. Với ngƣời khởi nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp, kế hoạch tài chính có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và quản trị hoạt động vận hành của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp đi đúng hƣớng và hạn chế rủi ro đối mặt với những khó khăn tài chính có khả năng lƣờng trƣớc.

Một phần của tài liệu KT05031_Nguyễn Thị Thanh Thùy_K5-KT (Trang 54 - 55)