Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

Một phần của tài liệu mon-hoc-may-dien (Trang 65)

a) Biện pháp tổ chức

- Yêu cầu đối với nhân viên phục vụ điện: Phải có sức khỏe tốt, phải có hiểu biết về kỹ thuật điện.

- Tổ chức làm việc

- Kiểm tra thời hạn làm việc: Tất cả các công việc cần tiếp xúc với mạng điện phải có ít nhất 2 người làm: một người thực hiện công việc, một người theo dõi và kiểm tra.

b) Các biện pháp kỹ thuật.

- Đề phòng tiếp xúc vào các bộ phận mang điện: Không để điện rò ra vỏ máy gây nguy hiểm cho người sử dụng, điện trở cách điện phải lớn hơn 1000/ V

- Đề phòng điện rò ra các bộ phận bình thường không có điện + Nối đất bảo vệ: Nối vỏ thiết bị với đất (rđ 4).

+ Nối trung tính bảo vệ: nối vỏ thiết bị với dây trung tính để khi xảy ra chạm vỏ một pha chính là xảy ra sự ngắn mạch, dòng điện ngắn mạch rất lớn làm các thiết bị bảo vệ tác động. tách thiết bị ra khỏi nguồn.

+ Nối đất lặp lại: Khi tiết hành nối trung tính bảo vệ, nhất thiết không được để dây trung tính vì lý do nào cách điện với đất. Các nối đất lặp lại nhằm mục đích giảm thấp trị số điện áp trên dây trung tính và đề phòng trường hợp dây trung tính bị đứt.

c) Phương tiện bảo vệ và dụng cụ an toàn điện

- Sào cách điện

- Kìm cách điện: trên tay cầm cách điện phải ghi trị số điện áp cho phép, phải được kiểm tra định kỳ.

- Ủng và găng tay cách điện - Thảm cách điện.

- Bục (ghế) cách điện

d) Cân bằng điện áp (nối đẳng thế)

Khi sửa chữa trên đường dây không được phép cắt điện: Nối đường dây vơi sàn đứng của người công nhân sửa chữa (sàn đứng của người công nhân bằng kim loại)

Một phần của tài liệu mon-hoc-may-dien (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)