Đặc điểm rễ

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoang Thi Thuy DHTN 11-2015 (Trang 35 - 36)

4. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.1. Đặc điểm rễ

Rễ cam quýt nói chung thuộc loại rễ nấm (Micorhiza), nấm Micorhiza sống cộng sinh trên lớp biểu bì của rễ, có vai trò như những lông hút ở các cây trồng và thực vật khác, cung cấp nước, muối khoáng và một lượng nhỏ chất hữu cơ cho cây, cây cung cấp hydrat carbon cho nấm (Trần Thế Tục, 1990; Viện Bảo vệ thực vật, 2001 [36], [46]). Do những đặc điểm trên mà cam quýt không ưa trồng sâu, vì rễ cam quýt chủ yếu là rễ bất định, phân bố rất nông (10-30cm), phân bố tương đối rộng và tập trung ở tầng đất mặt. Tuy nhiên, mức độ phân bố sâu hay rộng phụ thuộc vào loại đất, đặc tính của giống, cách nhân giống, chế độ chăm bón, tầng canh tác và mực nước ngầm. Đặc biệt là biện pháp kỹ thuật canh tác, như làm đất, bón phân, phương pháp nhân giống, giống gốc ghép và giống cây trồng.

Tác giả Trần Thế Tục nghiên cứu sự phát triển của bộ rễ cam trên một số loại đất ở vùng Phủ Quỳ, Nghệ An nhận xét: “Trên ba loại đất trồng cam:

đất bazan, đất phiến thạch, đất dốc tụ thì thấy trên đất bazan rễ cam ăn sâu và xa nhất. Cùng trồng trên một loại đất và cùng có chế độ chăm sóc, các giống cam khác nhau có sự phân bố bộ rễ khác nhau. Giống cam có bộ tán khoẻ tương ứng, có bộ rễ phát triển tốt và ngược lại” [36].

Nhìn chung rễ cam quýt hoạt động mạnh ở thời kỳ 1 - 8 năm tuổi sau trồng, sau đó giảm dần và khả năng tái sinh kém. Trong một năm cam quýt có 3 thời kỳ rễ hoạt động mạnh: trước khi ra cành Xuân (tháng 2 đến đầu tháng 3); sau rụng quả sinh lý lần 1 (lúc cành Hè xuất hiện) và cành Thu đã sung sức (tháng 9-10). Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ cam quýt: nhiệt độ thích hợp trên dưới 26oC; đất thoáng và đủ ẩm (60%); độ chua pH = 4 - 8 và tối thích là 5,5 - 6,5, nhiều mùn, đủ dinh dưỡng, đủ chất kích thích sinh trưởng, v.v... (Haas. A. R., 1940 [62]).

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoang Thi Thuy DHTN 11-2015 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w