Đặc điểm hoa và tỷ lệ đậu quả

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoang Thi Thuy DHTN 11-2015 (Trang 38 - 40)

4. Những đóng góp mới của đề tài

1.4.4. Đặc điểm hoa và tỷ lệ đậu quả

Cam quýt phân hoá hoa từ sau khi thu hoạch đến trước khi nảy lộc Xuân đa số từ tháng 11 đến đầu tháng 2 năm sau. Hoa cam quýt phần lớn có

mùi thơm. Xét về hình thái có 2 loại hoa: hoa phát triển đầy đủ và hoa dị hình (Swingle W. T. and Reece P. C., 1967 [83]). Hoa đầy đủ có cánh dài màu trắng và có công thức cấu tạo: K5; C5; A(20-40; G(8-15), thường thì số nhị gấp 4 lần số cánh hoa và xếp thành 2 vòng, nhị hợp. Hoa dị hình: là những hoa bị thiếu khuyết 1 trong các bộ phận của hoa.

Về hoa tự cũng có 2 loại: hoa đơn và hoa chùm. Hoa đơn có 2 dạng: dạng cành đơn có nhiều lá và 1 hoa ở đầu cành, dạng này có khả năng đậu quả cao nhất, trong điều kiện được chăm sóc tốt thì cây sẽ có nhiều loại cành này; dạng cành không có lá, thường có nhiều cành quả/1 cành mẹ, cuống ngắn dễ lẫn với dạng hoa chùm.

Hoa chùm: có 3 dạng: dạng trên cành ở mỗi nách lá có 1 hoa và 1 hoa ở ngọn cành, trên mỗi cành có từ 3-7 hoa và khả năng đậu từ 1-2 quả; dạng trên ngọn cành có 1 hoa và mỗi nách lá có 1 hoa và có 1 số lá không hoàn chỉnh, chỉ ở dạng vảy, dạng này tỷ lệ đậu quả không cao; dạng hoa chùm không có lá có từ 4 - 5 hoa, loại này tỷ lệ đậu quả rất thấp hoặc không đậu [44], [45].

Đa số các giống quýt có dạng hoa đơn nên tỷ lệ đậu quả của quýt thường cao hơn cam. Theo (Wakana A Kia, 1998 [90]): cam quýt thường ra hoa tập trung nhưng tỷ lệ đậu quả tương đối thấp vì tất cả các hoa, nụ và quả nhỏ đều bị rụng trước khi quả tăng trưởng. Những cây cam ở vị trí độc lập, tỷ lệ đậu quả từ 2,33 - 5,33% (giống Shamouti). Yếu tố ảnh hưởng đến rụng quả là nhiệt độ cao trên 37oC trong tháng 6. Tác giả (Chapot. H., 1975 [52]) nhận định: sự rụng quả xảy ra trong thời gian 1 - 2 ngày ngay sau khi hình thành quả và tăng dần đến tháng 6. Hiện tượng trên được các nhà khoa học nghiên cứu và cùng thống nhất, đó là hiện tượng rụng quả sinh lý. Trong năm, quá trình phát triển quả có 2 đợt rụng quả sinh lý [44][45].

- Đợt 1 (rụng cả cuống): sau khi ra hoa 1 tháng (tháng 3 và đầu tháng 4)

Sau 2 đợt rụng quả sinh lý quả lớn rất nhanh (tốc độ trung bình đường kính quả tăng 0,5 - 0,7mm/ngày), trước khi hình thành hạt tốc độ chậm lại ít ngày, sau đó lại tăng nhanh đến khi đạt kích thước tối đa.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của quả: - Điều kiện ngoại cảnh:

+ Nước: nước cần suốt trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây, nhưng cần nhất là thời kỳ quả đang lớn nhanh, nếu thiếu nước do sự cạnh tranh lẫn nhau quả sẽ bị rụng nhiều dẫn tới năng suất và phẩm chất sẽ bị ảnh hưởng.

+ Nhiệt độ: nhiệt độ thấp quả lớn chậm, có xu hướng quả nhỏ và cao thành. - Chất kích thích sinh trưởng: quả lớn được là nhờ có sự kích thích của các chất sinh trưởng, các chất này được tạo ra từ vách của tử phòng (với các giống kết quả đơn tính), hoặc từ hạt sau khi hạt hình thành. Phun thêm chất điều hoà sinh trưởng (NAA, IAA, GA3...) cho cây khi đang hình thành quả có thể nâng cao tỷ lệ đậu quả [23].

Một phần của tài liệu Luan an NCS Hoang Thi Thuy DHTN 11-2015 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w