Các vật liệu thấm hút dầu chỉ thấm hút dầu và giữ dầu trong khối vật liệu, vật liệu không thấm hút nước hoặc thấm hút nước với tỷ lệ rất thấp. Vì vậy chúng còn được gọi là vật liệu thấm hút dầu.
3) Ưu nhược điểmƯu điểm: Ưu điểm:
- Các chất hấp phụ dễ tìm kiếm và giá thành rẻ;
- Vật liệu hấp phụ dầu là những vật liệu hữu cơ, vô cơ tự nhiên hoặc tổng hợp;
- Vật liệu hữu cơ tự nhiên như mùn cưa, rơm khô, lông động vật, các chất xơ sợi,...
- Chất vô cơ tự nhiên: đất sét, cát, tro núi lửa;
- Vật liệu hấp phụ tổng hợp: PolyEthylene (PE), PolyEster xốp (PES), PolyStyrene (PS),...
- Các khối vật liệu với kích thước tiêu chuẩn, đủ bền về cơ học, lý học và hóa học để tiện lợi cho quá trình sử dụng, dễ dàng thu hồi và có thể tái sử dụng sau khi sử dụng.
Nhược điểm:
- Đặc tính của các vật liệu thấm hút dầu là chỉ thấm hút và giữ dầu trong khối vật liệu, không thấm hút nước hoặc thấm hút nước với tỷ lệ rất thấp. Nên để thấm dầu cần khối lượng chất thấm lớn, gây khó khăn cho vận chuyển khi triển khai ứng phó dầu tràn.
1.2.4. Xử lý dầu bằng vải lọc1) Vải lọc 1) Vải lọc
Để có thể tách riêng dầu và nước với hệ thống lọc bằng vải lọc [100] thường tiêu hao nhiều năng lượng vì hỗn hợp được tách phải được bơm qua màng để đạt hiệu quả tách cao. Các loại màng tách này thường bị tắc bởi các chất nhớt như dầu, khi đó hiệu quả làm việc của chúng giảm dần. Hơn nữa, chúng thường không đủ đa năng để tách được tất cả các hỗn hợp dầu-nước, từ các lớp dầu và nước đơn giản cho đến các loại nhũ tương chứa nhiều chất hoạt động bề mặt.
Các nhà khoa học vật liệu tại Đại học Michigan (Mỹ) đã sáng chế một loại màng mới có thể khắc phục những hạn chế nêu trên. Màng này làm từ polyme và vật liệu silic kỵ dầu, có thể tách được những lượng dầu lớn bất kỳ hỗn hợp dầu - nước nào bằng phương pháp lọc trọng lực đơn giản [8].
Màng này được chế tạo bằng cách nhúng vải polyeste hoặc lưới thép không gỉ vào hỗn hợp polyetylen glycol diacrylat liên kết ngang (chất ưa n- ước) và silsesquioxan florodexyl (chất kỵ dầu).
2) Nguyên tắc xử lý dầu
Khi người ta đổ hỗn hợp dầu - nước hoặc nhũ tương lên trên lớp màng thì ban đầu chưa xảy ra hiện tượng gì. Sau vài phút, những vùng silsesquioxan vi tinh thể thô nhám trên bb̉ề mặt lớp màng sẽ tái định hình, tạo thành một bb̉ề mặt trơn, không kết tinh. Bb̉ề mặt này cho phép polyme liên kết hydro với nước. Sự thay đổi thuận nghh̃ịch trong hình thái bb̉ề mặt như vậy giúp nước thấm ướt hoàn toàn bb̉ề mặt và thấm qua màng, còn dầu bị giữ lại.
Loại vải này được sản xuất hoàn toàn bằng sợi tái chế của ngành công nghiệp dệt, nhưng nó có khả năng lọc dầu, váng dầu, các chất thải nhiễm dầu trong nước (bất kể nước ngọt hay nước mặn) và có khả năng chịu được dòng chảy với lưu tốc tối đa 250 m3/giờ trên 1 m2.