5. Nội dung luận văn
3.3.2 Hiệu chỉnh, kiểm định mô đun Mike 11 AD
a) Hiệu chỉnh.
Mô hình xâm nhập mặn sẽ được hiệu chỉnh tại các vị trí có quan trắc độ mặn trong mùa khô năm 2015 (Bảng 13, Hình 42). Số liệu quan trắc này được thực hiện bởi Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Kiên Giang.
Bảng 13: Vị trí các trạm dùng để hiệu chỉnh, kiểm định mô hình xâm nhập mặn
Vị trí trạm Ghi chú
STT Tên trạm Tên sông (Cách vị trí đầu sông) (m)
1 Rạch Giá Kiên 1800
2 Xẻo Rô Cái Lớn 6000
3 An Ninh Cái Bé 7311 Chỉ dùng trong
kiểm định
Kết quả hiệu chỉnh cho thấy, mô hình cơ bản phù hợp với số liệu thực đo. Số liệu mặn tại một vị trí trên sông là khá phân hóa, khó đặc trưng cho mặt cắt nên nghiên cứu không sử dụng chỉ tiêu NASH để đánh giá mức độ phù hợp. Thay vào đó, nghiên cứu sẽ đánh giá sai số tuyệt đối giữa tính toán và thực đo (Bảng 14). Kết quả hiệu chỉnh cho thấy, trong các thời kỳ độ mặn cao, việc sử dụng nước ít thì mô hình khá tốt, tuy nhiên trong các thời kỳ nhu cầu sử dụng nước mặt lớn thì kết quả còn hạn chế. Vấn đề này được lý giải do thiếu thông tin về lượng khai thác thực tế trong thời kỳ hiệu chỉnh. Đây là những thông tin quan trọng, tuy nhiên trong khuôn khổ luận văn chưa có điều kiện để tiếp cận được nguồn tài liệu này. Luận văn giả thiết lượng khai thác trong các tháng bằng 50% nhu cầu sử dụng nước được công bố trong tài liệu [“Báo cáo nhu câu dùng nước – Dự án Xây dựng quy trình vận hành hệ thống thủy lợi vùng TGLX”] do liên danh Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam và Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam thực hiện năm 2017. Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thấy, hệ số khuếch tán khu vực nằm trong khoảng từ 450 đến 950 m2/s (Bảng 14).
Bảng 14: Kết quả hiệu chỉnh mô hình xâm nhập mặn
Vị trí trạm Sai số
tuyệt đối STT Tên trạm Tên sông (Cách vị trí đầu sông) trung bình
(m) (‰)
1 Rạch Giá Kiên 1800 4.8
2 Xẻo Rô Cái Lớn 6000 6.4
Hình 44. Trích xuất kết quả tính toán và thực đo độ mặn trạm Rạch Giá (thời điểm nhu cầu dùng nước thấp nhất trong mùa khô)
Hình 45. Trích xuất kết quả tính toán và thực đo độ mặn trạm Xẻo Rô
b) Kiểm định
Bảng15. Kết quả kiểm định mô hình xâm nhập mặn
Vị trí trạm Sai số tuyệt
STT Tên trạm Tên sông (Cách vị trí đầu đối trung
sông) bình
(m) (‰)
1 Rạch Giá Kiên 1800 3.5
2 Xẻo Rô Cái Lớn 6000 5.2
Hình 46. Trích xuất kết quả tính toán và thực đo độ mặn trạm Rạch Giá
Hình 47. Trích xuất kết quả tính toán và thực đo độ mặn trạm Xẻo Rô
Nhận xét:
Mô hình xâm nhập mặn đã mô phỏng tương đối tốt quá trình xâm nhập mặn vào các nhánh sông chính trong giai đoạn nhu cầu sử dụng nước thấp. Trong giai đoạn có tiềm năng sử dụng nước lớn, mô hình chưa thể mô phỏng tốt. Điều này được lý giải do thiếu các thông tin về tình hình khai thác nước mặt từ hệ thống kênh mương. Trong khuôn khổ luận văn, do hạn chế về thời gian và kinh phí nên việc thu thập các thông tin còn chưa đầy đủ, các nghiên cứu tiếp theo sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này.
Mặc dù vậy, bộ mô hình xâm nhập mặn đã xây dựng vẫn có đủ độ tin cậy để ứng dụng mô phỏng các kịch bản trong hiện trạng cũng như tương lai với các điều kiện giả định về khai thác nước mặt.