Các giải pháp đã thực hiện tại địa phương

Một phần của tài liệu LuanvanLeXuanHien_CH2017-2019 (29.8) (Trang 94)

5. Nội dung luận văn

3.5.1 Các giải pháp đã thực hiện tại địa phương

Trong những năm qua tỉnh Kiên Giang thực hiện nhiều biện pháp phòng chống xâm nhập mặn, như quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp, vùng trồng lúa, xây dựng các cống ngăn mặn từ Rạch Giá đến Hà Tiên. Năm 2016 xảy ra hạn mặn lịch sử, địa phương đã triển khai xây dựng hai cống lớn trên địa bàn thành phố Rạch Giá đó là cống Sông Kiên và cống Kênh Cụt, ngoài ra còn triễn khai đắp nhiều đập bằng cừ Lasen và đập đất nhỏ khác. Tuy nhiên hiện tại hệ thống cống ngăn mặn trên địa bàn tỉnh vẫn chưa khép kín, khu vực huyện An Biên – An Minh còn 18 cửa sông (kênh) thông ra biển chưa có cống ngăn mặn, đặc biệt trong đó có 2 cửa sông lớn đó là sông Cái Lớn và Cái Bé.

Ngay sau khi hạn mặn lịch năm 2016 gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 21/KH-UBND ngày 16 tháng 02 năm 2017 “thực hiện đề án tái cơ cấu nền nông nghiệp tỉnh Kiên Giang”. Tỉnh Kiên Giang chọn cây lúa và tôm nuôi nước lợ là đối tượng chủ lực để tạo hướng đột phá, đồng thời tăng diện tích luân canh trồng màu trên đất lúa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Để hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến nước sinh hoạt cho người dân khu vực đô thị tại thành phố Rạch Giá, UBND tỉnh đã triễn khai nhiều giải pháp ứng phó trước mắt cũng như lâu dài, như việc triễn khai khoan các giếng nước ngầm, nâng cấp dung lượng hồ trữ nước nhà máy nước Rạch Giá tại xã Phi Thông, đầu tư xây dựng nhà máy nước Nam Rạch Giá, nhà máy nước Bắc Rạch Giá cung cấp nước cho khu vực Rạch Giá và vùng lân cận.

Một phần của tài liệu LuanvanLeXuanHien_CH2017-2019 (29.8) (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w