* Mục tiêu:
- Đào tạo nghề cần gắn với tạo việc làm cho người lao động sau khi tốt nghiệp.
- Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị đáp ứng được nhu cầu của việc dạy và học cho các học viên.
- Giáo viên dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, đã được đào tạo về chuyên môn cho các cơ sở dạy nghề.
* Nội dung:
Đối với các cơ sở dạy nghề:
- Huy động tối đa cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở các cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập, các nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao, cá nhân điển hình sản xuất giỏi… tham gia dạy nghề.
- Tuyển chọn, bố trí cán bộ chuyên trách dạy nghề phải đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, dạy nghề. Chấn chỉnh các trường hợp bố trí kiêm nhiệm nhiều công việc. Mỗi trung tâm dạy nghề cần bố trí biên chế 3 giáo viên cơ hữu cho 3 nghề đặc trưng của địa phương.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo: chương trình đào tạo phù hợp với trình độ, nhận thức của từng đối tượng lao động, áp dụng thực tế để khi hoàn thành khóa học, học viên có kỹ năng thực hành.
- Tăng cường sự liên kết giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp. Các ngành nghề đào tạo cũng cần đa dạng hơn, trong đó tập trung chủ yếu vào việc đào tạo các nghề TTCN như: may công nghiệp, điện dân dụng,... Chuyển giao các kỹ thuật về trồng trọt, nuôi thủy sản, chăn nuôi thú y, dịch vụ nông nghiệp… để phát huy thế mạnh sẵn có ở địa phương. Thực hiện quyết liệt và đồng bộ giải pháp chuyển mạnh hình thức đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của các cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động. Đào tạo các nghề sản xuất công nghiệp và dịch vụ để cung ứng nhu cầu lao động địa phương cho các KCN, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.
Đối với cơ quản quản lý nhà nước:
- Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH trình UBND tỉnh và các cơ quan nhà nước xem xét cho đầu tư trang bị thêm cơ sở vật chất, các thiết bị máy móc dạy nghề đã cũ, lạc hậu
- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức để lao động nắm được chủ trương dạy nghề: qua chương trình phát thanh của thôn, xóm; gửi thông báo trực tiếp tới người lao động, nhất là đối tượng mới tốt nghiệp cấp 2,3 có nhu cầu học nghề...
- Tạo điều kiện vay vốn để người lao động sản xuất sau khi học nghề. Phân bổ vốn MTQG về việc làm và dạy nghề nhằm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho công tác dạy nghề; đồng thời tạo điều kiện để người dân được vay vốn. Các cấp chính quyền tạo điều kiện cho người lao động được thuê đất, thuê mặt nước và các phương tiện khác để hành nghề sau khi học.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp và các trường dạy nghề của trung ương, của tỉnh và của các cơ sở dạy nghề của
huyện trong việc xác định nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc 3 nhóm lĩnh vực chính là: công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản. Phải có sự tham gia tích cực của người sử dụng lao động và người lao động. Đồng thời cần nắm chắc nhu cầu lao động cần đào tạo cho mỗi loại nghề, lĩnh vực theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
- Các tổ chức đoàn thể như: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… cần tích cực thực hiện công tác tuyên truyền tư vấn về học nghề, việc làm cho đoàn viên, hội viên. Qua đó giúp cho các đoàn viên, hội viên nâng cao nhận thức và thấy rõ được mục đích, tầm quan trọng trong việc học nghề và giải quyết việc làm.
- Tăng cường công tác tư vấn giúp cho lao động lựa chọn các hình thức học nghề, cơ cấu ngành nghề cần học và phương thức tự tạo việc làm phù hợp với bản thân mình; đồng thời giới thiệu những điển hình cá nhân và tập thể tiên tiến, những mô hình làm hay, làm tốt về dạy nghề gắn với việc làm được tuyên truyền, quảng bá và nhân rộng, góp phần đạt được các mục tiêu chung về chất lượng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NLĐ.
- Việc triển khai đào tạo nghề cần được lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác, đặc biệt là gắn chặt với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
* Điều kiện thực hiện:
- Đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người đã tốt nghiệp lớp học nghề để họ có thể mở các cơ sở sản xuất, sửa chữa, buôn bán nhằm tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình
- Chú trọng và nâng cao chất lượng cuộc sống của các giáo viên dạy nghề, giúp họ ổn định cuộc sống thì họ mới cống hiến hết cho công tác giảng dạy.