4. Đóng góp mới của đề tài
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bộ giống sắn triển vọng: gồm 6 giống sắn mới triển vọng KM419, KM440, KM444, KM397, KM414, KM325 của bộ giống sắn khảo nghiệm quốc gia (KNQG) Chương trình Sắn Việt Nam và 2 giống sắn đối chứng KM94 (đc1), KM98-5 (đc2) là 2 giống phổ biến nhất tại Phú Yên. Bảng 2.1 kèm hình ảnh và tóm tắt nguồn gốc giống.
- Phân bón: Phân Urê có hàm lượng đạm nguyên chất là 46%. Phân Super lân có hàm lượng P2O5 là 16%; Phân Kali Clorua có hàm lượng K2O là 60%. Phân chuồng đã ủ hoai mục ở địa phương, có thành phần C (35%); N (0.89%), P2O5 (0,35%); K2O (0,51%). Phân hữu cơ vi sinh là phân hữu cơ Sông Gianh, thành phần: Hữu cơ tổng số: 23,5%; axithumic: 5,6%; P2O5: 3,2%; vi sinh vật hữu ích: 5X106 CFU/g.
Bảng 2.1. Nguồn gốc cha mẹ, nơi và năm nhập giống sắn khảo nghiệm
Mã số Tên Cha mẹ Nơi và năm
KNQG giống nhập giống
SVN5 KM419 BKA900 x (KM98-5 x KM98-5) NLU- IAS 2012
SVN4 KM440KM228 = KM94 chiếu xạ từ nguồn Co 60 NLU- IAS 2012 SVN7 KM444 HL2004-28 = (GM444-2 x GM444-2) x XVP NLU- IAS 2012
SVN2 KM397 (SM937-26xSM937-26) x BKA900 NLU- IAS 2012
SVN1 KM414 KM146-7-2 x KM143-8-1 NLU- IAS 2012
SVN3 KM325 (ZM8625 x SC8013) x SC5 NLU- IAS 2012
ĐC2 KM98-5 KM 98-1 x KM 36 IAS lai hữu tính 2007
ĐC1 KM94 KU50 = R1x R90 IAS nhập CIAT 1994
Tóm tắt lý lịch 8 giống sắn khảo nghiệm
Giống sắn KM419 (mã số giống khảo nghiệm quốc gia SVN5) là con lai của tổ hợp lai BKA900 x (KM98-5 x KM98-5) do nhóm nghiên cứu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và IAS chọn tạo và khảo nghiệm trong Mạng lưới khảo nghiệm giống sắn Quốc gia [32] [95]. Đặc điểm giống sắn KM419: Năng suất bột cao, ngắn ngày, thân thẳng tán gọn dễ trồng dày, lá xanh, cọng xanh tím “khoai mì Nông Lâm siêu bột cọng đỏ”, nhiễm nhẹ bệnh rụi lá, chổi rồng, thối củ. Đặc điểm giống cha mẹ: Giống sắn ưu tú BKA900 nhập nội từ Braxil trong Dự án Phát triển giống sắn 2001-2005 [27], có ưu điểm năng suất củ tươi rất cao nhưng cây giống không thật tốt, khó giữ giống cho vụ sau. Giống sắn KM98-5 là giống tốt được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận giống năm 2009 [101].
Giống sắn KM440 (mã số giống khảo nghiệm quốc gia SVN4): Giống sắn KM440 (KM228) là dòng đột biến chọn lọc của 4.000 hạt giống sắn KM94 đã qua chiếu xạ bằng nguồn Coban 60 trên hạt khô [27]. Giống sắn KM94 đã được trồng thuần cách ly và thu được trên 24.000 hạt sắn khô, sử dụng 16.000 hạt để tuyển chọn 18 cây đầu dòng ưu tú mang ký hiệu KM440 (KM440-1 … KM440-18), dùng 4.000 hạt chuyển cho CIAT và sử dụng 4.000 hạt để chiếu xạ đột biến lý học, nguồn Co 60 liều xạ 6Kr trên hạt khô cây đầu dòng KM440B (ký hiệu KM228 = KM440B /KM94***). Giống sắn KM440 do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu khảo nghiệm trong Mạng lưới khảo nghiệm giống sắn Quốc gia [32] [95].
Giống sắn KM444 (mã số giống khảo nghiệm quốc gia SVN7) do Viện Cây Lương thực Cây Thực phẩm tuyển chọn ban đầu từ tổ hợp lai HL2004-18 = (GM444-2
x GM444-2) x XVP của nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) lai hữu tính năm 2003.
Giống sắn KM397 (mã số giống khảo nghiệm quốc gia SVN2) là con lai của tổ hợp lai KM108-9-1 x KM219 chính là tổ hợp lai kép (SM937-26 x SM937-26) x (BKA900 x BKA900) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn tạo và giới thiệu khảo nghiệm trong Mạng lưới khảo nghiệm giống sắn Quốc gia [32] [95]. Giống SM937-26 đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận giống năm 1995 [66] [114].
Giống sắn KM414 (mã số giống khảo nghiệm quốc gia SVN1) là con lai của tổ hợp KM146-7-2 x KM143-8-1, chính là tổ hợp lai kép (KM98-5 x KM98 -5) x (KM98-1 x KM98-1) do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh (NLU) và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam (IAS) chọn
tạo và giới thiệu khảo nghiệm [32] [95] trong Mạng lưới khảo nghiệm giống sắn Quốc gia. Hai giống sắn KM98-1 và KM98-5 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT lần lượt công nhận giống năm 1999 và 2009 [31] [102].
Giống sắn KM325 (mã số giống khảo nghiệm quốc gia SVN3) nguồn gốc là kết quả chọn dòng tự phối đời ba của tổ hợp lai SC5 x SC5 theo hướng tạo dòng đơn bội kép kỹ thuật CIAT do nhóm nghiên cứu sắn Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam chọn tạo và giới thiệu khảo nghiệm trong Mạng lưới khảo nghiệm giống sắn Quốc gia [32] [95]. Giống sắn SC5 do Học Viện Cây trồng Nhiệt Đới Nam Trung Quốc (SCATC) chọn từ tổ hợp lai ZM8625 x SC8013 công nhận giống quốc gia năm 2002. Hom giống được nhập nội vào Việt Nam từ Viện Nghiên cứu Cây trồng Cận Nhiệt đới Quảng Tây (GSCRI) năm 2002. Giống sắn KM325 có đặc điểm: thân nâu xám, nhặt mắt, phân nhánh cấp 1, lá xanh đậm, xẻ thùy sâu, ngọn xanh; củ hình dạng đẹp, đều; thịt củ màu trắng. Năng suất củ tươi khảo nghiệm đạt 27,0 -58,0 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 26,2 – 27,6 %, tỷ lệ sắn lát khô 37,8 %, năng suất sắn lát khô 15,3 – 17,2 tấn/ha, nhiễm sâu bệnh nhẹ, chịu thâm canh, thích nghi sinh thái đất đỏ và đất xám Đông Nam Bộ, nhược điểm là hàm lượng tinh bột thấp và chất lượng cây giống không tốt bằng KM94 và KM140.
Giống sắn KM98-5 có nguồn gốc là con lai của tổ hợp R90 x KM98-1 do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam tuyển chọn và giới thiệu [102]. Giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 2009 trên toàn quốc. Giống KM98-5 được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam với diện tích thu hoạch năm 2008 trên 30.000 ha, là giống phổ biến ở Phú Yên.
Giống sắn KM94 là con lai của tổ hợp lai R1 x R90, chung nguồn gốc cha mẹ với KU50 của Thái Lan. Giống sắn KM94 được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống quốc gia năm 1995 [66] [114]. Giống sắn KM94 là giống sắn công nghiệp được trồng phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay với quy mô trồng năm 2008 đạt 420.000 ha [93].