Khái niệm về giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (9) (Trang 43 - 45)

3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu

1.2.1 Khái niệm về giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quan niệm về giám đốc doanh nghiệp trong các thời kỳ cũng có sự thay đổi. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, giám đốc được quan niệm như là một chức vụ vì nó được nhà nước bổ nhiệm. Do đó, tiêu chuẩn lựa chọn giám đốc doanh

nghiệp chủ yếu là phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giám đốc được quan niệm là một nghề vì nó đòi hỏi phải được đào tạo qua trường lớp và trước khi được tuyển chọn làm giám đốc thì phải thông qua thi tuyển và kiểm tra tay nghề. Đối với Việt Nam trong những năm qua, giám đốc được quan niệm vừa là một chức vụ, vừa là một nghề. Chính vì vậy đã có một số doanh nghiệp thực hiện chế độ bầu cử giám đốc hoặc bỏ phiếu tín nhiệm, hoặc bỏ phiếu thăm dò. Trong thực tế có những trường hợp như người chủ sở hữu làm giám đốc, hội đồng quản trị thuê giám đốc. Như vậy có nhiều chủ sở hữu về tài sản của doanh nghiệp đồng thời là giám đốc doanh nghiệp. Tuy nhiên với đặc thù của các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý điều hành trong các doanh nghiệp này không rõ ràng.Và trong luận án sẽ chỉ đề cập đến năng lực của giám đốc đang điều hành, lãnh đạo trực tiếp các DNNVV, họ có thể là người chủ sở hữu tài sản doanh nghiệp cũng có thể không, theo định nghĩa sau: “Giám đốc DNNVV là người được chủ sở hữu các DNNVV giao cho quyền quản lý điều hành doanh nghiệp theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước người chủ sở hữu về mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như kết quả của các hoạt động đó, đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kết quả mang lại” [24].

Theo đó giám đốc DNNVV sẽ là cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu để lãnh đạo, quản lý và điều hành tổ chức, tập trung những vấn đề như tầm nhìn, chiến lược, định hướng, lãnh đạo, điều hành và các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức. Giám đốc doanh nghiệp là một vị trí, một nghề đòi hỏi phải có những kỹ năng và tố chất nhất định. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, am hiểu những vấn đề tài chính, giải quyết các vấn đề của tổ chức, nhạy bén về thông tin có liên quan đến tổ chức và nhanh chóng nắm bắt những cơ hội, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực của tổ chức, đảm bảo có quyết định đúng đắn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với vị trí và quyền hạn rất cao như thế, công việc của một giám đốc là lập chiến lược hoạt động cho công ty (hoạch định, chỉ đạo thực hiện và đánh giá chiến lược), thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa công ty, thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm soát

vốn) và một nhiệm vụ rất quan trọng nữa của giám đốc là dụng nhân, xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả. Tóm lại người ta ví doanh nghiệp là một con thuyền mà giám đốc là người cầm lái. Trên cương vị đó, giám đốc giữ vị trí số một quan trọng đối với sự hình thành và phát triển đối với thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vai trò này càng quan trọng đối với giám đốc các DNNVV khi môi trường kinh doanh của các DNNVV ngày càng khó khăn, rủi ro ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (9) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w