Các kiến nghị đối với phía Nhà Nước và các Ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (9) (Trang 150 - 154)

3. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu của luận án từ phần tổng quan tài liệu

4.3.1 Các kiến nghị đối với phía Nhà Nước và các Ban ngành liên quan

4.3.1.1 Nhà nước cần gắn việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo với phát triển đội ngũ doanh nhân.

- Trước hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thành Đề án về cơ chế hợp tác nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần đẩy mạnh triển khai thực hiện các đề án quy hoạch, đầu tư phát triển các trường trong xây dựng chương trình nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân

lực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng mô hình tổ chức đào tạo với chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc gia đủ điều kiện từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.

- Nhà nước cần thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa loại hình dạy nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có trường dạy nghề, gắn trách nhiệm doanh nghiệp với dạy nghề; coi trọng hình thức đào tạo tại chỗ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển hình thức đào tạo ngoài nước để tiếp cận nhanh với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.

- Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, từ đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng đến đại học, đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Các trường đào tạo nghề cần đổi mới chương trình đào tạo một cách mềm dẻo, phù hợp với sự thay đổi của thực tế kinh tế xã hội, công nghệ.

4.3.1.2 Nhà nước cần tiếp tục và hoàn thiện các chính sách, chương trình trợ giúp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV.

- Nhà nước cần hỗ trợ cho các DNNVV như vốn ưu đãi với lãi suất thấp, kinh phí cho DNNVV về công tác đào tạo và phát triển nguồn. Tổng cục Dạy nghề cũng

cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện một số loại tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp, hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ hành nghề quốc gia để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác quốc tế cho các trường nghề.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nên có kế hoạch rà soát, đánh giá và khuyến khích các địa phương xem xét, cân đối bố trí nguồn ngân sách địa phương cho hoạt động đào tạo. Đồng thời, hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các đơn vị để phối hợp với các Sở kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố để tổ chức các khóa đào tạo cho các DNNVV trên địa bàn, đặc biệt là các địa phương chưa bố trí, cân đối được ngân sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tiếp tục chuẩn hóa và hoàn thiện việc xây dựng bộ tài liệu cơ bản và tài liệu chuyên sâu phục vụ cho hoạt động giảng dạy đào tạo, làm cơ sở khung triển khai chuẩn, thống nhất chung trong cả nước.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cần tiếp tục xây dựng kế hoạch đánh giá tình hình triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV hàng năm của các Bộ, tổ chức Hiệp hội nhằm tăng cường công tác quản lý, giám sát hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DNNVV, đồng thời đánh giá và điều chỉnh cụ thể các hoạt động, đảm bảo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DNNVV có hiệu quả cao hơn trong các năm tiếp theo.

4.3.1.3 Nhà nước cần có chính sách phát huy vai trò các tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn và đào tạo cho đội ngũ giám đốc, đội ngũ lãnh đạo, quản lý của DNNVV; của các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tư vấn hỗ trợ các DNNVV về nâng cao chất lượng nhân lực

- Nhà nước cần có văn bản pháp quy quy định về khái niệm, tiêu chuẩn, quyền lợi và trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ, quyền và chính sách hỗ trợ đối với người cung cấp dịch vụ phục vụ những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với DNNVV khi sử dụng các dịch vụ phục vụ tư vấn và đào tạo quản lý. Ngoài ra Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thành lập và phát triển các trung tâm đào tạo, các công ty cung ứng các dịch vụ đào tạo và tư vấn. Mặt khác cần có chính sách khuyến khích mở rộng các hình thức đào tạo tại doanh nghiệp.

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng các Hiệp hội tăng cường hoạt động tư vấn và tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng các kiến thức nâng cao năng lực của các nhà quản trị nói chung và giám đốc DNNVV. Đồng thời khuyến khích phát triển các dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt là tăng cường hỗ trợ các kiến thức về hội nhập cho các nhà quản lý DNNVV.

- Với vai trò đại diện cho doanh nghiệp, các hiệp hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cần đứng ra tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các hội viên hoặc tổ chức các hoạt động giao lưu truyền đạt kinh nghiệm giữa các hội viên với nhau. Các hoạt động này cần được thực hiện một cách thường xuyên, có tổ chức, doanh nghiệp nào thiếu và yếu về lĩnh vực gì thì được hướng dẫn, bổ sung kịp thời.

4.3.1.4 Nhà nước cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm kế hoạch hỗ trợ DNNVV trong thời gian tới; qua đó gián tiếp góp phần nâng cao một số năng lực lãnh đạo của giám đốc DNNVV.

Theo như kết quả nghiên cứu, chúng ta có thể nhận thấy giám đốc DNNVV hiện nay còn lúng túng và gặp khó khăn trong việc quản lý, lãnh đạo các hoạt động liên quan đến nguồn vốn, nhân lực, mặt bằng, quan hệ thị trường, tiếp cận đổi mới dây chuyền công nghệ…Chính vì vậy trong thời gian tới, công tác hỗ trợ DNNVV cần thực hiện theo hướng có trọng tâm trọng điểm hơn. Từ đó Nhà nước góp phần giúp giám đốc DNNVV phát huy các năng lực lãnh đạo của mình.

- Các Bộ ngành trung ương cần hoàn thiện khung pháp lý, môi trường kinh doanh. Cần khẩn trương tổ chức hướng dẫn triển khai các văn bản luật quan trọng liên quan đến môi trường pháp lý cho doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Phá sản, Luật hải quan...) nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như điều hành lãi suất theo hướng duy trì mức lãi suất thấp, ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn. Bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Bộ Tài chính cần chỉ đạo đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ DNNVV thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng tại Ngân hàng phát triển và hệ thống Quỹ Bảo lãnh tín dụng tại địa phương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cần đẩy nhanh đưa Quỹ Phát triển DNNVV vào hoạt động hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

- Trong thời gian tới, Bộ Khoa học Công nghệ cần tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình chuyển giao, đổi mới công nghệ, chương trình nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các DNNVV, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích DNNVV tham gia các

- Cần xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV, quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV, trong đó tập trung ưu tiên vào những giải pháp cụ thể như thành lập Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh các chương trình đổi mới ứng dụng công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm mới, trang thiết bị, máy móc hiện đại.

4.3.2 Các kiến nghị về phía Đảng, chính quyền; các Hiệp hội và các cơ quan hữuquan của các Tỉnh trong khu vực Bắc miền Trung

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (9) (Trang 150 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w