Hệ thống quản lý và bảo vệ các đầm từ rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu Pham-Thi-Hue-MT1801Q (Trang 51 - 52)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.4.1.1.Hệ thống quản lý và bảo vệ các đầm từ rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn hiện đang được quản lý theo Nghị định 119/2016/NĐ-CP và Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ do UBND huyện Tiên Lãng quản lý, phân cấp cho các xã quản lý cả đất và rừng ven biển.

Thực hiện công văn số 36/UBND-NN ngày 10/01/2017 của UBND huyện Tiên Lãng nhằm tăng cường việc bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, UBND xã được giao trách nhiệm quản lý, tuyên truyền và bảo vệ. Lực lượng biên phòng cùng với UBND xã cũng có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, bảo vệ và giám sát rừng ngập mặn. Kinh phí bảo vệ rừng chưa nhận được cho năm 2016 cũng là một vấn đề cần quan tâm. Do vậy, cần đảm bảo kinh phí cho hoạt động quản lý và khoán bảo vệ rừng để việc bảo vệ rừng diễn ra đúng tiến độ và mọi người dân có trách nhiệm hơn. Rừng ngập mặn tại xã Vinh Quang đã được giao cho 22 hộ dân chăm sóc và bảo vệ hàng năm. Việc giao bảo vệ rừng cần được thực hiện theo Nghị định 119/2016/NĐ-CP, cần có văn bản hướng dẫn quyền và nghĩa vụ của các hộ chăm sóc và bảo vệ rừng, quyền và trách nhiệm của các hộ dân khai thác các nguồn tài nguyên ven biển để đảm bảo việc khai thác bền vững và cùng hưởng lợi.

Tuy nhiên, người dân đánh bắt bằng tay kể cả cắm đăng có quyền khai thác chung các nguồn lợi hải sản tự nhiên trong rừng ngập mặn và trên các bãi triều mà không phải khai báo. Việc đắp các bờ đất thấp trong rừng để khai thác hải sản cần được giám sát và quản lý để đảm bảo không làm chết cây rừng ngập mặn và gây ra các tranh chấp về quyền lợi.

Như vậy, việc tuyên truyền cho người dân về lợi ích của hệ sinh thái rừng ngập mặn, cũng như khuyến khích bảo vệ rừng bởi người dân trong xã là rất quan trong như: Xây dựng các công ước bảo rừng, cơ chế đồng quản lý rừng…

Một phần của tài liệu Pham-Thi-Hue-MT1801Q (Trang 51 - 52)