Hệ thống quản lý và quyền sử dụng các vùng đánh bắt cá

Một phần của tài liệu Pham-Thi-Hue-MT1801Q (Trang 56 - 58)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.4.3. Hệ thống quản lý và quyền sử dụng các vùng đánh bắt cá

Vùng biển ven bờ có hệ thống quản lý theo Nghị định 33/2010/NĐ-CP có quy định về tuyến bờ có toạ độ. UBND tỉnh, thành phố hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác, các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngự cụ bị cấm, các vùng biển hoặc tuyến khai thác bị cấm, có thời hạn, chủng loại, kích cỡ tối thiểu được khai thác. Các tàu thuyền đánh cá ven bờ có công suất dưới 20 CV không được khai thác tại vùng lộng và biển khơi và phải đảm bảo các an toàn khi hoạt động trên biển. Tàu thuyền đăng ký tỉnh nào chỉ được đánh bắt trong vùng ven bờ tỉnh đó trừ trường hợp 2 tỉnh có thoả thuận cho phép.

Các tàu thuyền đánh cá ven bờ ở xã Vinh Quang có 2 bến đỗ, một đã được dự án Tầm nhìn Thế giới tài trợ nâng cấp. Các thuyền đánh cá ven bờ đi đánh bắt sẽ phải đi qua các vùng cắm đăng và cắm cọc nuôi ngao nên họ có kiến nghị về nuôi ngao thí điểm và cắm đăng. Một số thuyền công suất lớn đi đánh bắt theo cửa sông Văn Úc thì không gặp trở ngại gì.

Ảnh 2.6: Các vùng cắm đăng và cắm cọc

Trước hiện trạng sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên ven biển tại địa phương cho thấy việc cần thiết hiện nay là phải đưa ra các giải pháp, các chế tài áp dụng vào cuộc sống, công việc hàng ngày của người dân nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ven biển trong khu vực.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ QUẢN LÝ CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN VEN BIỂN XÃ VINH QUANG, HUYỆN TIÊN

LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Pham-Thi-Hue-MT1801Q (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w