Kiến thức, thực hành của người dân về một số vấn đề sức khỏe

Một phần của tài liệu TVLA TRANTHINGA (Trang 126 - 129)

tật thường gặp

Ý kiến nhận định của các trưởng TYT xã cũng như các ý kiến nhận xét của người dân qua điều tra tại hai xã An Mỹ và Đồng Du cũng đã phản ánh những thay đổi tích cực của hoạt động TT-GDSK trong địa bàn huyện Bình Lục sau khi phòng TT-GDSK được thành lập. Kết quả điều tra các trưởng TYT xã đã cho thấy sự khác biệt về số lượng và chất lượng các hoạt động TT- GDSK do cán bộ TYT xã và y tế thôn thực hiện. Nhìn chung sau khi thành lập phòng TT-GDSK các hoạt động TT-GDSK ở huyện Bình Lục (bảng 3.9 - 3.14) đã tăng về số lượng và chất lượng cũng được cải thiện theo thông tin và nhận định của các trưởng TYT xã, tuy nhiên đây mới chỉ là kết quả và nhận định của các chủ thể thực hiện TT-GDSK. Vấn đề hiệu quả của hoạt động TT-

GDSK phải được thể hiện trong thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng được TT-GDSK [86].

Khi điều tra về kiến thức, thực hành của người dân về một số vấn đề sức khỏe, bệnh tật thường gặp tại 2 xã nghiên cứu, kết quả cũng đã cho thấy sau khi có phòng TT-GDSK tỷ lệ người dân có kiến thức về nguyên nhân tiêu chảy, biện pháp phòng chống tiêu chảy, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cũng đã tăng lên ở cả 2 xã nghiên cứu (bảng 3.15 - 3.17). Người dân đã biết được những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy là do sử dụng nước bẩn/nước lã trong ăn uống (25%) và ăn thức ăn sống (3,5%). Chỉ có 0,3% người dân được hỏi không biết/không trả lời về nguyên nhân gây tiêu chảy, tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Tài tại Phủ Lý [115], điều này có thể lý giải bởi Phủ Lý là thị xã nên người dân dễ dàng tiếp cận với các nguồn thông tin hơn. Theo báo cáo kết quả điều tra y tế Quốc gia của Bộ Y tế tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch vẫn còn rất thấp so với chuẩn ban hành, cụ thể ở nông thôn mới đạt 28% (chuẩn: 70%). Ở thành thị tỷ lệ này là 64% (chuẩn: 90%) [116].

Đáng chú ý là số dân ở xã An Mỹ (xã can thiệp) biết về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do hoá chất bảo vệ thực phẩm/bảo quản/chất phụ gia đã tăng lên rõ rệt khi so sánh hai thời điểm trước can thiệp (9,6%) và sau can thiệp (66,8%) (bảng 3.17). Nhìn chung hoạt động TT-GDSK ở cả hai xã sau khi thành lập phòng TT-GDSK đã có tác động đến thay đổi kiến thức của dân về các vấn đề sức khỏe bệnh tật thường gặp. Kiến thức của người dân về các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy được cải thiện như: ăn chín uống sôi, vệ sinh môi trường sạch sẽ và sử dụng thực phẩm an toàn/rõ nguồn gốc. Các tỷ lệ này sau can thiệp chưa cao nhưng đã có sự khác biệt khi so sánh với kết quả trước can thiệp và so với xã chứng (bảng 3.15). Khi được hỏi về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm tỷ lệ người dân nêu ra được các nguyên nhân khá cao như: hoá chất bảo vệ thực vật/chất bảo quản/phụ gia (66,8%), ăn uống không hợp

vệ sinh (29,7%) nhưng vẫn còn 1,6% người dân không biết về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hiến ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương [94].

Khi người dân đã có kiến thức, muốn thay đổi được thực hành cần phải có thời gian [117],[118]. Thực hành phòng bệnh thường xuất phát từ hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh và điều kiện áp dụng các biện pháp phòng bệnh của người dân. Những biện pháp được người dân thực hiện nhiều nhất để phòng ngộ độc thực phẩm là sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc (71,5%); ăn ở vệ sinh/rửa tay sạch (49,5%); rửa rau sạch/ngâm bằng nước muối (44,4%) nhưng vẫn còn đến 2,9% người dân không biết/không trả lời về các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm. Các biện pháp phòng bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá được người dân thực hiện như sử dụng nước sạch, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi - đây là những biện pháp quan trọng vì tiêu chảy liên quan chặt chẽ đến nước sạch/vệ sinh môi trường [119]. Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn cũng tương tự như việc sử dụng nước sạch, ở nông thôn tỷ lệ này là 27% so với chuẩn là 70%, ở thành thị là 75,5% so với chuẩn là 90%. Khu vực nông thôn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nơi có các tập quán lạc hậu thì việc sử dụng hố xí hợp vệ sinh còn là vấn đề cần được cải thiện vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, vận động nhân dân cũng như tìm các nguồn vốn hỗ trợ cho người dân xây dựng hố xí hợp vệ sinh. Tại xã An Mỹ (xã can thiệp) đã có sự thay đổi thực hành của người dân về phòng bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá và phòng chống ngộ độc thực phẩm, sự thay đổi này khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước can thiệp và so với xã chứng.

Điểm mạnh của nghiên cứu này là các hoạt động TT-GDSK được thực hiện thường xuyên, liên tục qua nhiều hình thức khác nhau như truyền thông trực tiếp, truyền thông gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, loa đài, tranh ảnh, tờ rơi… Trong nghiên cứu này chúng tôi kết hợp truyền

thông trên loa đài của xã/thôn: 1 lần/tuần; truyền thông trực tiếp lồng ghép vào các hoạt động của thôn/xã như họp thôn, họp hội phụ nữ, họp hội nông dân: 1 lần/tháng; phát tờ rơi, tranh ảnh treo ở những nơi công cộng, đặc biệt đã lồng ghép hoạt động TT-GDSK vào công tác khám chữa bệnh hàng ngày của cán bộ y tế. Tổng số lượt tư vấn được thực hiện trung bình/tháng tại xã An Mỹ là 248 lượt, chiếm 82,9% tổng số bệnh nhân khám chữa bệnh [120]. Với những kết quả nghiên cứu thể hiện những thay đổi kiến thức và thực hành của dân tại 2 xã về một số vấn đề sức khỏe bệnh tật có thể nhận định là hoạt động TT-GDSK của các TYT xã huyện Bình Lục sau khi thành lập phòng TT- GDSK đã đến được với người dân và có ảnh hưởng tích cực đến thay đổi kiến thức và thực hành của người dân về phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

Một phần của tài liệu TVLA TRANTHINGA (Trang 126 - 129)