Bài học kinh nghiệm áp dụng khi hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống

Một phần của tài liệu 013.18 (Trang 37 - 40)

thống kê ngành BHXH

Từ kinh nghiệm xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê của các bộ, ngành, kết hợp với quy định chung về Hệ thống chỉ tiêu thống kê tại Luật Thống kê và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành BHXH dựa trên một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành BHXH phải là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình, kết quả hoạt động chủ yếu của ngành BHXH, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Ngành;

Thứ hai, Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành BHXH là cơ sở để phân công,

nhiệm vụ giữ các đơn vị trong nội bộ ngành nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu thống

kê ngành, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê, chế độ báo cáo thống kê và các chương trình có liên quan đến hoạt động thống kê.

Theo đó, hệ thống chỉ tiêu thống kê cần được phân thành các nhóm chỉ tiêu quản lý theo các lĩnh vực chuyên môn và sắp xếp khoa học. Mỗi chỉ tiêu

thống kê đều phải được giải thích rõ ràng, cụ thể về khái niệm, nội dung,

phương pháp tính, thời điểm và trách nhiệm thu thập số liệu, đảm bảo mỗi chỉ tiêu thống kê có trong danh mục phải có tính khả thi trong thực tiễn, phải được phân công cho một đơn vị cụ thể chịu trách nhiệm thu thập và cáo cáo. Hệ thống

chỉ tiêu thống kê sẽ là cơ sở để xây dựng chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của

ngành.

Thứ ba, hệ thống chỉ tiêu thống kê của ngành cần phải phù hợp với các

tiêu chuẩn thống kê quốc gia và thông lệ quốc tế.

Thứ tư, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành BHXH phải được phân công cho một đơn vị đầu mối chủ trì (thường là các đơn vị chức năng thống kê đầu mối thống kê), phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nghiệp vụ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê; hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành.

Thứ năm, đảm bảo tính thống nhất trên các mặt.

23 Nội dung tính toán phải thống nhất từ dưới lên trên, từ chi tiết đến tổng

thể;

5888 Phạm vi tính toán phải được quy định rõ ràng, bao gồm cả

phạm vi về không gian và phạm vi về thời gian;

5889 Đơn vị tính toán phải thống nhất trong tổng thể nghiên cứu.

Thứ sáu, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý của cấp trên và đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành của cấp dưới.

Thứ baỷ, đảm bảo tính khả thi, tức là có nguồn thu thập, có thể thu thập được, thu thập một cách chính xác và thu thập được nhưng không quá tốn kém.

Thứ tám, đảm bảo tính ổn định cao (được sử dụng trong thời gian dài), đồng thời phải có tính linh hoạt, phải quy định các hình thức thu thập thông tin.

Chương II

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH BHXH

Một phần của tài liệu 013.18 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w