Thị trường xuất khẩu chính

Một phần của tài liệu 15_TaThuThuy_CHQTKDK1 (Trang 49 - 53)

5. Dự kiến kết quả và hạn chế

2.2.2.1. Thị trường xuất khẩu chính

180000 160000 140000 120000 100000 80000 60000 40000 20000 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Asean Apec Eu Opec

180,000 160,000 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Trung Quốc Úc Bỉ Canada Pháp Đức Hồng Kong

Nhật Malayxia Hà Lan Philippin Singgapo Hàn Quốc Đài Loan

Thái Lan Anh Mỹ LB Nga Italia Indonexia Các nước khác

Biểu 2.5.Các thị trƣờng xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2015 (Đơn vị: triệu USD)

Trong các nhóm thị trường xuất khẩu của Việt Nam, Apec luôn chiếm thị phần lớn nhất. Năm 1995, Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường Apec là 3,9 tỉ USD chiếm 69% tỉ trọng xuất khẩu. Các thị trường Asean, Eu, Opec chiếm tỉ trọng tương ứng là 17%, 12% và 2%. Trong suốt 20 năm qua, tuy tỉ lệ phần trăm có tăng lên giảm xuống 1 vài phần trăm song cơ cấu đó gần như không có sự thay đổi nhiều. Đến năm 2015, Việt Nam xuất khẩu sang Apec là 106,4 tỉ $ chiếm 66%, trong khi đó xuất sang EU là 19%, Asean là 11% và Opec chỉ có 4%. Điều này có thể là do các nước nằm trong khối Apec đều là các nước mà Việt Nam xuất khẩu sang với trị giá lớn như: Mỹ, Úc, Trung Quốc, Hồng Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhóm thị trường mà Việt Nam xuất khẩu sang luôn ít nhất là OPEC, bởi vì tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ bao gồm những nước ở Châu Phi và Nam Mỹ. Đây là những nước mà Việt Nam có mối quan hệ ngoại thương rất ít.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, những nước mà Việt Nam xuất khẩu sang nhiều nhất là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức…Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là 30,8 tỉ $, Trung Quốc là 15,5 tỉ $ và Nhật Bản là 13,1 tỉ $

Trong các năm 1995 – 2005, xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường luôn có giá trị thấp và tập trung vào các thị trường có vị trí địa lý gần với Việt Nam như Trung Quốc, Hồng Kong, Singapo, Nhật Bản, Hàn Quốc... Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là 1461 triệu USD chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Singgapo là 690 triệu USD chiếm 13%. Đây là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, bước vào những năm 2000, thị trường xuất khẩu của Việt Nam có những sự thay đổi rõ rệt. Xuất hiện nhiều thị trường tiềm năng khác có vị trí địa lý cách xa Việt Nam như Mỹ, Đức, Pháp, Canada, Úc...

Năm 2005, Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, trong đó đã có tới 8 thị trường với kim ngạch ước đạt trên 1 tỷ USD: Mỹ (5,9 tỷ USD), Nhật Bản (4,3 tỷ USD), Trung Quốc (3,2 tỷ USD), Úc (2,7 tỷ USD), Singapo (1,9 tỷ USD) và Đức (1,08 tỷ USD), Malayxia (1,02 tỉ USD), Anh (1,01 tỷ USD).

Năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm hẳn so với năm 2008, có lẽ là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới. Trong năm này, dẫn đầu vẫn luôn là thị trường Mỹ (11,4 tỷ USD) giảm 0,4 tỷ USD so với năm 2008. Đứng thứ 2 là Nhật (6,3 tỷ USD) giảm 2,1 tỷ USD so với 2008, Trung Quốc đứng thứ 3 (5,4 tỷ USD).

Từ năm 2010 đến 2015, Hoa Kỳ đã và đang là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch tăng trung bình trên 10%/năm. Năm 2015, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu tạo kim ngạch lớn nhất của Việt Nam, trên 33,5 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2014. Thặng dư thương mại đạt trên 25,7 tỷ USD. Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất vào nước này là: dệt may, giày dép, máy vi tính, linh kiện điện tử... Đứng thứ 2 là Trung Quốc với kim ngạch trên 17 tỉ USD. Nhật Bản là thị trường đứng thứ 3 với kim ngạch xuất khẩu 14,1 tỉ USD

Một phần của tài liệu 15_TaThuThuy_CHQTKDK1 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w