Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ

Một phần của tài liệu 15_TaThuThuy_CHQTKDK1 (Trang 87 - 89)

5. Dự kiến kết quả và hạn chế

3.2.1. Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ

Mặc dù về lý thuyết, chính sách đồng nội tệ yếu có thể tác động nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của một nước. Tuy nhiên, chính sách tỷ giá không nên chỉ thiên vị và chủ yếu hướng về mục tiêu xuất khẩu, nó phải đảm bảo lợi ích tổng thể của nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp sản xuất cung cấp hàng trong nước cũng phải được hỗ trợ như doanh nghiệp xuất khẩu. Phá giá mạnh sẽ có tác động rất lớn đến sự ổn định của sản xuất trong nước, nhất là đối với những doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, phá giá mạnh sẽ khiến chi phí sản xuất tăng. Phá giá mạnh cũng đẩy rủi ro và gánh năng tỷ giá cho các doanh nghiệp có vay bằng ngoại tệ, gánh nặng nợ nần nước ngoài của chính phủ cũng tăng lên.

Do sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới nên phá giá đồng nội tệ không thể hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, như đã nêu là hàng thô chưa qua chế biến hoặc chế biến

rất ít, hàng hóa sản xuất theo dây chuyền, hàng gia công… Các hàng hóa này có hàm lượng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ nước ngoài rất lớn, chi phí lao động trong nước thấp. Nếu tiền đồng bị làm mất giá, giá hàng xuất khẩu có thể rẻ hơn tạo lợi thế cho hàng xuất khẩu, nhưng đồng thời chi phí cho nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu có nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, việc giá nguyên liệu nhập tăng lên sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, từ đó khiến giá bán cũng có thể tăng theo. Điều này cho thấy hiệu quả ròng của việc phá giá đối với xuất khẩu là không rõ ràng. Đồng thời, việc tăng giá hàng nhập khẩu có thể thúc đẩy lạm phát trong nước tăng lên. Vì vậy quyết định phá giá mạnh cần phải hết sức thận trọng. Phá giá mạnh có thể không chỉ làm cho hàng hóa việt Nam không được lợi trên sân khách mà còn nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

Lý thuyết cũng đề cập hành động phá giá làm giá hàng nhập khẩu tăng, người tiêu dùng có thể sẽ chuyển sang dung hàng thay thế trong nước, từ đó sẽ giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay là nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất, có ít hàng hóa thay thế hay nếu trong nước sản xuất được thì có giá cao hơn hoặc chất lượng thấp hơn. Do đó, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục chọn hàng ngoại, khiến nhập khẩu khó giảm đi như kỳ vọng.

Bên cạnh đó, tỷ giá sẽ tăng làm mất lòng tin của người dân đối với tiền đồng, sẽ xảy ra tình trạng chuyển đổi VND sang USD, vàng và các ngoại tệ mạnh khác, làm trầm trọng thêm tình trạng đô la hóa. Vì vậy, phá giá là phá niềm tin vào tiền đồng. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để ủng hộ quan điểm không phá giá mạnh đồng nội tệ.

Một phần của tài liệu 15_TaThuThuy_CHQTKDK1 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w