Hướng lựa chọn công nghệ DVB-H

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 126 - 130)

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN

5.1.2 Hướng lựa chọn công nghệ DVB-H

Trong các công nghệ M obile TV, công nghệ quảng bá số tới máy cầm tay (D VB-H) là công nghệ được thị trường chấp nhận và hỗ trợ nhiều nhất trên toàn thế giới với hàng trăm công ty phát triển các dịch vụ, thiết bị, phần cứng và phần mềm cho tiêu chuẩn. DVB-H là sự mở rộng của công nghệ quảng bá video số mặt đất (D VB-T) với các tính năng được thiết kế để có thể tiết kiệm nguồn ở máy thu (do công suất pin hạn chế) và đảm bảo chất lượng thu tốt trong môi trường vô tuyến di động. Các ưu điểm chính của DVB-H là:

- Đây là một tiêu chuẩn mở và đã được triển khai thương mại rộng rãi ở hơn 35 nước trên thế giới. D VB-H được sử dụng phổ biến ở Châu Âu để truyền dẫn tín hiệu truyền hình di động mặt đất và qua vệ tinh ở chế độ công suất thấp cho các thiết bị có cơng suất pin tiêu thụ thấp. Bởi vì DVB-H là một tiêu chuẩn mở, điều này tạo ra sự cạnh tranh và phát triển, do đó sẽ làm giảm giá thành máy đầu cuối Mobile TV và các gói dịch vụ.

- DVB-H sử dụng giao diện không gian OFDM . O FD M cung cấp hiệu quả sử dụng phổ tần số, khắc phục ảnh hưởng của truyền dẫn đa đường và cung cấp chất lượng thu tốt. O FD M làm việc tốt trong các mạng đơn tần được sử dụng cho M obile TV.

- Kỹ thuật để tiết kiệm nguồn trong DVB-H là kỹ thuật cắt lát thời gian, trong đó các dịch vụ truyền hình khác nhau được phát thành các cụm. Đ iều này cho phép máy thu ở chế độ sleep và chỉ bật nguồn khi thu tín hiệu của dịch vụ mong muốn. Kỹ thuật này có thể tiết kiệm tới 90% năng lượng so với D VB-T.

- DVB-H cung cấp tốc độ cao lên tới 15 Mbps, cho phép truyền dẫn đồng thời nhiều kênh Mobile TV tuỳ thuộc vào chất lượng mong muốn.

- DVB-H là một tiêu chuẩn linh hoạt với một dải rộng các lựa chọn để thiết kế mạng.

- Công nghệ này cũng hỗ trợ các dịch vụ âm thanh và radio số và bổ sung các dịch vụ tải clip khả dụng trên mạng tế bào.

- Máy cầm tay yêu cầu công suất tiêu thụ thấp với thông lượng dữ liệu cao. - Cơng nghệ này có thể chia sẻ phổ tần số và cơ sở hạ tầng với các mạng truyền hình số mặt đất DVB-T đã được triển khai ở Việt Nam.

Mặc dù có các ưu điểm trên, DVB-H cũng tồn tại một số nhược điểm cần chú ý sau đây:

- DVB-H dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi tín hiệu và các vấn đề đồng bộ; - Thời gian chuyển kênh cao;

- Các máy cầm tay để thu được dịch vụ có giá thành cao;

- DVB-H yêu cầu công suất máy phát cao; DVB-H yêu cầu mật độ máy p hát cao tương tự như mạng tế bào, để cung cấp vùng phủ sóng trong nhà chấp nhận được ở các vùng đô thị.

- Các tần số UHF lý tưởng để truyền tín hiệu D VB-H , tuy nhiên băng tần này hầu như đã kín để truyền tải các chương trình truyền hình mặt đất ở Việt N am.

Với các phân tích trên và các nghiên cứu, đánh giá về công nghệ DVB-H, tác giả đề xuất hướng lựa chọn công nghệ D VB-H để truyền tải tín hiệu truyền hình di động ở Việt Nam.

Thực tế, tổng công ty truyền thông đa p hương tiện số VTC, cụ thể hơn là cơng ty truyền hình di động VTC đã tiến hành cung cấp dịch vụ D VB-H tới người sử dụng ở Việt Nam vào cuối năm 2006.

Để các kênh truyền hình có thể hiện thị rõ nét với chất lượng cao trên các thiết bị xem truyền hình di động và đi kèm với nó là các tiện ích tương tác đặc thù; các luồng tín hiệu chứa nội dung phải được đóng gói, truyền tải và giải mã trong một quy trình khép kín, đồng bộ. Đ ó là một trong những thế mạnh vượt trội của chuẩn cơng nghệ truyền hình di động DVB-H. Hình 5.1 mơ tả mơ hình triển khai dịch vụ truyền hình di động DVB-H của VTC.

H ình 5.1: M ơ hình triển khai DVB-H của VTC.

Đầu tiên, nội dung các kênh truyền hình (VTC1, VTC2, VTC3, …) sẽ được tự động sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn D VB-H. Sau đó những nội dung này sẽ được đưa tới “H ệ thống quản lý truyền hình di động (VTC MO BILE TV)” và được chuyển trực tiếp tới module “Đóng gói dịch vụ” (IP Encapsulator & IP Encapsulator Mangager). Tại đây nội dung các chương trình được đóng gói lại thành dịng dữ liệu IP và dịng tín hiệu IP này tiếp tục được mã hóa theo một cách thức đã được ngầm định sẵn. Để giải mã được dòng IP này cần phải có khóa giải mã chương trình. Ở

quy trình tiếp theo, dịng IP tiếp tục được đóng thành các gói MPE-FEC (nhằm tác dụng sửa các gói tin bị lỗi xảy ra khi truyền tải). Các gói MPE-FEC này sau đó được thực hiện cắt lát cắt thời gian (time slicing – có tác dụng tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị thu). Cuối cùng các gói tin này tiếp tục được nén thành dòng truyền tải M PEG-2, sẵn sàng truyền ra “Mạng phát hình D VB-H”. Tín hiệu được đưa ra máy phát sóng kỹ thuật số D VB-H để phát quảng bá giống như truyền hình số mặt đất.

Toàn bộ các thao tác trong quy trình “Đóng gói dịch vụ” đều nằm dưới tầm kiểm soát của khối “quản lý dịch vụ quảng bá” (Broadcast Service M anager - BSM). K hối BSM này sẽ điều khiển khối “Đóng gói dịch vụ” để khối này có thể nhận đúng những dịng tín hiệu của các kênh chương trình được đưa vào cũng như cách thức mã hóa các gói IP. Đồng thời với quy trình đó, BSM sẽ phát ra khóa giải mã chương trình và đưa tới khối “Quản lý thuê bao” (Broadcast Account Manager - BA M), sẵn sàng chuyển tới thiết bị di động để giải mã dịng tín hiệu các nội dung phát sóng. Ngồi ra, BSM cịn tạo ra một hướng dẫn dịch vụ điện tử ESG (Electronic Service Guide) gửi tới khối “Đóng gói dịch vụ”. Khối này sẽ đóng gói các tín hiệu ESG theo một cách riêng và chuyển tới máy phát để phát kèm các luồng tín hiệu chính nhằm giúp khán giả có thể trực tiếp truy cập thông tin về các kênh dịch vụ, lịch phát sóng, các thơng tin mơ tả chương trình, các dịch vụ giá trị gia tăng kèm theo chương trình hay liệt kê về giá của các gói dịch vụ truyền hình...

Như vậy là dịng tín hiệu sau khi ra khỏi khối “Đóng gói dịch vụ” sẽ được phát quảng bá qua các máy phát hình DVB-H (giống như tín hiệu truyền hình số mặt đất nhưng đích đến là các thiết bị di động cầm tay). Tại các thiết bị thu và giải mã sóng truyền hình di động (điện thoại di động có chức năng xem truyền hình), khán giả đã có thể xem được các chương trình cũng như sử dụng các dịch vụ miễn phí. Đ ối với các dịch vụ phải trả phí thì người dùng sẽ mua dịch vụ bằng cách gửi yêu cầu mua dịch vụ từ thiết bị di động của mình tới hệ thống “Quản lý thuê bao” – BA M của VTCmobile thông qua đường truyền của mạng điện thoại di động mà họ đang sử dụng. N hư trong hình vẽ miêu tả, thiết bị cầm tay di động sẽ gửi yêu cầu

mua dịch vụ thông qua kết nối GPRS của “Mạng điện thoại di động” (được cung cấp bởi Vinaphone, Viettel, M obiphone,…), tại đây những yêu cầu đó tiếp tục được bộ phận quản lý mạng điện thoại di động gửi tới bộ phận quản lý thuê bao BAM. Hoặc nếu thiết bị có khả năng kết nối WLA N thì thiết bị cầm tay di động có thể gửi yêu cầu mua kênh trực tiếp tới hệ thống quản lý truyền hình di động qua kết nối WLA N truyền ngay trên Internet.

Sau khi nhận được yêu cầu từ người sử dụng, hệ thống quản lý thuê bao BA M truyền hình di động cùng với hệ thống tính cước sẽ kiểm tra thông tin của người sử dụng (kiểm tra tài khoản dịch vụ của người sử dụng, cặp IMEI - SeriSIM, …) xem có đầy đủ thơng tin hợp lệ hay không, nếu hợp lệ thì khóa giải mã sẽ được hệ thống gửi ngược trở lại máy di động của khán giả qua đường GPRS để thiết bị có thể giải mã được những nội dung chương trình và các tiện ích đi kèm. Thiết bị cầm tay di động sau khi nhận được khóa giải mã thì sẽ dùng nó để giải mã dịng chương trình và người sử dụng sẽ mở được nội dung mà mình muốn xem. N gược lại nếu thông tin kiểm tra thấy khơng hợp lệ thì hệ thống quản lý truyền hình di động sẽ gửi ngược lại cho máy di động một thông báo lỗi để người sử dụng dịch vụ biết đã có lỗi xảy ra trong q trình thao tác sử dụng hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ.

Tuy nhiên, vấn đề chính khi phát triển dịch vụ truyền hình di động của VTC là thiết bị đầu cuối di động, hiện tại trên thị trường Việt Nam chỉ có máy cầm tay DVB-H do Nokia cung cấp, các máy cầm tay này khơng có khả năng tương tác với các mạng di động tế bào và giá thành còn tương đối cao.

Với các ưu nhược điểm trên và sự triển khai thử nghiệm thực tế của công ty truyền hình di động VTC tại Việt Nam, công nghệ DVB-H hứa hẹn là cơng nghệ truyền hình di động tiềm năng ở Việt Nam khi máy đầu cuối cầm tay di động trở nên phổ thơng, cước phí giảm, và các nội dung được cung cấp trở nên phong phú hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 126 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)