Điều chế và ghép xen tần số trong DMB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 94 - 96)

Chương 3: CÁC CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH DI ĐỘNG CƠ BẢN

3.3.5.2Điều chế và ghép xen tần số trong DMB

H ình 3.34: Điều chế sóng mang sử dụng D QPSK trong D MB.

Các khung truyền dẫn được tạo ra nhờ quá trình ghép kênh được điều chế trên các sóng mang con của kênh vô tuyến O FD M. Hệ thống DA B/DM B sử dụng sơ đồ điều chế khoá dịch pha vng góc vi sai (DQ PSK), trong đó pha của mỗi sóng mang con được dịch phụ thuộc vào ký hiệu được phát. Bốn ký hiệu “00”, “01”, “11” và “10” được ánh xạ cho các dịch pha 00, 900, 1800 và -900. Đối với một ký hiệu được phát, p ha của mỗi sóng mang con được thay đổi theo dịch pha tương ứng và p hụ thuộc vào pha của ký hiệu trước đó (Hình 3.34).

Để khắc phục ảnh hưởng của lỗi cụm xảy ra khi nhiễu trải ra qua một số sóng mang con lân cận, hệ thống DA B/DMB sử dụng kỹ thuật ghép xen theo tần số, tương tự như ghép xen theo thời gian. Các khung truyền dẫn được chia thành các ký hiệu O FD M, mỗi ký hiệu gồm N sóng mang con, tương ứng với N ký hiệu DQ PSK . Các ký hiệu DQ PSK không được ánh xạ thành chuỗi tới các sóng mang con mà được trộn theo một thuật tốn nào đó theo cách mà các ký hiệu D QPSK liên tiếp không được phát trong các sóng mang con lân cận. Hình 3.35 mơ tả trường hợp ghép xen theo tần số đối với một kênh vô tuyến OFDM sử dụng N=8 sóng mang con.

Hình 3.35: G hép xen theo tần số trong D MB.

Phụ thuộc vào độ rộng của dải tần số được phân bổ, một số kênh DAB/DM B có thể được thực hiện song song. Ví dụ như ở H ình 3.36, dải tần số 7 hoặc 8 M Hz tương ứng với băng thông của một kênh truyền hình tương tự có thể tích hợp bốn kênh radio D AB/DMB để truyền dẫn đồng thời 15-20 chương trình truyền hình di động.

Hình 3.36: Bốn kênh radio DAB/DMB trong băng tần 7-8 MHz.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu các công nghệ cơ bản và ứng dụng truyền hình di động (Trang 94 - 96)