TÁC DỤNG CỦA THUỐC MÊ TRÊN CHUỘT NHẮT

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC TẬP DƯỢC LÝ ĐỐI TƯỢNG DƯỢC HỆ ĐẠI HỌC (Trang 25 - 27)

Thuốc mê là thuốc làm mất ý thức, cảm giác và phản xạ mà không làm xáo trộn các chức năng hô hấp và tuần hoàn.

Gây mê chuột nhắt bằng thuốc mê bay hơi như ether, chloroform. Các thuốc này có độ sôi thấp và áp suất hơi cao nên hấp thu dễ dàng qua đường hô hấp. Các thuốc mê này hòa tan tốt trong chất béo, cộng thêm lưu lượng máu đến não cao nên chúng phân phối ưu tiên vào não nên khởi phát tác dụng rất nhanh. Thuôc mê ức chế trục não tủy theo thứ tự từ vỏ não, các nhân xám trung ương, tủy sống và cuối cùng là hành tủy. Quy trình hồi phục theo thứ tự ngược lại.

1. MỤC ĐÍCH

- Nhận biết các giai đoạn của quá trình gây mê và các giai đoạn của quá trình hồi phục của thuốc mê ether.

- Chứng minh độ mê tăng theo nồng độ thuốc mê. - So sánh tác dụng gây mê của ether và chloroform.

- Giải thích kết quả thí nghiệm ở bình C và D với chloroform.

2. CHUẨN BỊ

- Thuốc thử: Ether, Chloroform, dầu parafin hoặc dầu khoáng.

- Dụng cụ: 4 bình thủy tinh 2 lít có nắp đậy kín, 1 pipet 1 cc có chia độ, 1 cốc 10 cc, 1 đồng hồ bấm giây.

- Thú vật thử nghiệm: 4 con chuột nhắt trắng.

3. TIẾN HÀNH

- Cho mỗi chuột vào một bình thủy tinh, ghi nhận các cử động và đo nhịp thở lúc bình thường.

- Dùng pipet lấy ether theo thể tích yêu cầu rồi bơm nhanh lên tờ giấy lọc đã lót sẵn trong bình, không để ether rơi trên lông chuột.

- Đậy nhanh nắp bình, ghi thời điểm lúc cho thuốc. - Ghi nhận tác dụng gây mê của ether qua các giai đoạn :

1. Giai đoạn giảm đau.

2. Giai đoạn kích thích: tăng tần số chuột nhảy lên so với bình thường.

3. Giai đoạn bắt đầu mê: mất phản xạ thăng bằng, để chuột nằm nghiêng hoặc nằm ngửa để 4 chân đưa lên trời chuột không tự lật lại được.

4. Giai đoạn mê phẫu thuật: dùng pince kẹp đuôi chuột, chuột không phản ứng (tức là mất cảm giác đau).

5. Liệt hành tủy: nhịp thở giảm dưới 100 nhịp/phút. Đem chuột ra khỏi bình ngay khi nhịp thở giảm dưới 100 nhịp/phút. Không nên để chuột trong bình quá 30 phút. 6. Nhịp thở tăng trở lại.

8. Có lại vận động có ý thức. - Thí nghiệm với ether:

Bình A: 0.25 ml Bình B: 0.35 ml Bình C: 0.5 ml Bình D: 0.7 ml

- Thí nghiệm với chloroform: làm thí nghiệm tương tự như trên Bình a: 0.05 ml chloroform

Bình b: 0.1 ml chloroform Bình c: 0.2 ml chloroform

Bình d: 0.2 ml chloroform nhỏ vào cốc dầu parafin để sẵn trong bình d.

4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN

Bình (2 L) A B C D a b c d

Ether (ml) Chloroform (ml)

Thởi điểm cho thuốc (t0) Thời gia n từ t0 đến lúc bắt đầu Kích thích

Bắt đầu mê (mất phản xạ thăng bằng) Mê phẫu thuật (mất cảm giác đau) Liệt hành tủy (giảm nhịp thở) Tăng nhịp thở trở lại

Có lại cảm giác đau Có lại vận động ý thức Chết (nếu có)

26

BÀI 8

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH THỰC TẬP DƯỢC LÝ ĐỐI TƯỢNG DƯỢC HỆ ĐẠI HỌC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)