VÀ CẤU TRÚC HÓA HỌC
1. MỤC ĐÍCH
• Chứng minh định luật Richardson.
• Theo định luật Richardson năng lực làm ngủ của rượu mạch thẳng bậc 1 gia tăng theo số lượng nguyên tử carbon trong công thức hóa học của chúng.
• Năng lực gây ngủ của rượu gia tăng đến mức tối đa với 6 nguyên tử carbon rồi từ từ giảm xuống đến không còn hiệu lực nữa với 14 carbon.
2. CHUẨN BỊ
• Thuốc thử
Dung dịch rượu metanol(CH3OH), etanol (CH3CH2OH), n-propalnol (CH3CH2OH), pentanol (alcol amylic) [( CH3)2- COH- CH2- CH3]
• Dụng cụ
- 4 bộ ống tiêm 1ml + kim số 26 - 4 bình thủy tinh 2 L
- Cân và lồng chuột - Đồng hồ
- Bút lông (để đánh dấu chuột).
• Súc vật: 4 chuột nhắt có trọng lượng xấp sỉ nhau, cùng lứa, cùng phái càng tốt.
3. TIẾN HÀNH
Cân chuột, đánh dấu, tiêm 0,1ml/ 10g chuột.
Đặt mỗi chuột vào 1 bình thủy tinh riêng để theo dõi. - Chuột A: Tiêm bắp rượu metanol
- Chuột B: Tiêm bắp rượu etanol - Chuột C: Tiêm bắp rượu n- propanol - Chuột D: Tiêm bắp rượu pentanol Quan sát
- Quan sát cử động của chuột lúc bình thường.
- Quan sát và ghi nhận thời điểm xảy ra các phản ứng sau khi tiêm thuốc. - Thất điều: con chuột lảo đảo như người say rượu.
- Ngủ: dùng 1 vật nhỏ gọn ( như đầu bút chì, đầu kim chích) đăt trước mõm chuột (không đụng râu). Trong vòng 5 giây chuột không ngửi vật đó xem như chuột đã ngủ.
- Mất phản xạ co rút chân: Dùng đầu bút chì ( hay 1 vật nhỏ gọn) kéo chân sau của chuột ( đang co) cho duỗi thẳng ra. Nếu trong vòng 5 giây chuột không tự rút chân lại xem như nó đã mất phản xạ co rút chân.
- Mất phản xạ thăng bằng: Đặt chuột ở vị trí nằm ngửa, 4 chân đưa lên trời, nếu trong vòng 5 giây chuột không tự rút chân lại xem như nó đã mất phản xạ co rút chân.
- Mất phản xạ đau: Dùng thuốc kim chích vào đuôi chuột hay dùng pence kẹp đuôi chuột nếu đuôi không phản ứng xem như đã mất phản xạ đau.
- Hồi phục hoàn toàn: Thời gian trở về vị trí ban đầu trước khi tiêm thuốc là (T2). Xác định tốc độ tác động.
- Tiềm thời là thời gian từ khi cho thuốc vào cơ thể (T0) đến khi chuột bắt đâu có phản ứng bất thường, tức là bắt đầu khởi phát tác động (T1). Thí dụ bình thường chuột nằm yên nhưng sau khi cho thuốc chuột tăng hoạt động ở thời điểm T1. Vậy tiềm thời: T1- T0. Đó chính là thời gian tác động thuốc còn tiềm ẩn chưa thể hiện.
- Tốc độ tác động tỉ lệ nghịch với tiềm thời. Tức là tiềm thời càng dài tốc độ tác động càng chậm.
• Xác định cường độ tác động: cường độ tác động tăng dần từ thất điều ngủ mất phản xạ co rút chân mất phản xạ thăng bằng mất phản xạ đau .
• Xác định thời gian tác động = thời điểm hồi phục hoàn toàn (T2) – Thời điểm bắt đầu khởi phát tác động (T1).
• So sánh giữa chuột A, B, C, D dựa vào tiềm thời, cường độ tác động, thời gian tác động. 4. KÉT QUẢ VÀ KẾT LUẬN • Kết quả Chuột A B C D Phái Trọng lượng (g) Thuốc sử dụng Thể tích tiêm (ml) Đường sử dụng
Thời điểm tiêm thuốc (T0) Thất điều
28 Thời gian từ Thời gian từ T0 đến lúc bắt đầu Ngủ Mất phản xạ co rút chân Mất phản xạ thăng bằng Mất phản xạ đau • Bảng so sánh kết quả
Chuột A Chuột B Chuột C Chuột D Tốc độ tác động
Cường độ tác động Thời gian tác động
Kết quả thí nghiệm có nghiệm đúng định luật Richardson không? Nếu không nghiệm đúng hãy giải thích lý do.
BÀI 9
TÁC DỤNG CỦA THUỐC TRÊN ĐỒNG TỬ 1. MỤC ĐÍCH 1. MỤC ĐÍCH
- Chứng minh tác dụng của atropin và physostigmin trên đồng tử.
- Chứng minh tính đối kháng của 2 thuốc.
2. CHUẨN BỊ
- Súc vật: thỏ 2 con, khỏe mạnh, cân nặng từ 1,8 - 2 ,2 kg.
- Hóa chất: dung dịch NaCl 0,9%, atropin sulfat 1%, physostigmin salicylat (eserin)
1%.
- Dụng cụ: hộp nhốt thỏ
3. TIẾN HÀNH
- Nhốt mỗi thỏ vào một hộp. Quan sát độ mở của đồng tử ở 2 mắt trên cả 2 con thỏ.
- Thử thuốc lần 1:
+ Thỏ 1: nhỏ vào mắt phải 3 giọt dung dịch NaCl 0,9%, mắt trái 3 giọt dung dịch
atropin sulfat 1%.
+ Thỏ 2: nhỏ vào mắt phải 3 giọt dung dịch NaCl 0,9%, mắt trái 3 giọt dung dịch
physostygmin 1%.
Quan sát sự thay đổi đồng tử ở mỗi mắt, so sánh độ mở đồng tử của mắt trái thỏ 1 với thỏ 2 và so sánh với mắt nhỏ dung dịchNaCl 0,9%.
- Thử chéo:
+ Thỏ 1: nhỏ vào mắt trái 3 giọtphysostigmin 1%.
+ Thỏ 2: nhỏ vào mắt trái 3 giọt atropin sulfat 1%
Quan sát sự thay đổi đồng tử ở mỗi mắt, so sánh với độ mở đồng tử của mắt khi thử thuốc lần 1 và so sánh với mắt nhỏ dung dịch NaCl 0,9%.
4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
Ghi kết quả vào bảng và rút ra kết luận về tác dụng của thuốc trên đồng tử.
Bảng kết quả
Thử thuốc lần 1 Đồng tử Thử chéo Đồng tử
Thỏ 1 Mắt phải: NaCl 0,9%
Mắt trái: atropin 1% physostigmin 1%
Thỏ 2 Mắt phải: NaCl 0,9%
30
BÀI 10
TÁC DỤNG CỦA THUỐC TRÊN QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU
1. Mục đích
- Chứng minh tác dụng của heparin trên thời gian đông máu.
- Chứng minh tác dụng đối lập của heparin và protamin trên thời gian đông máu.
2. Chuẩn bị
- Súc vật: thỏ 1 con, khỏe mạnh, cân nặng từ 1,8 - 2 ,2 kg
- Hóa chất: dung dịch heparin 100 I.U./ml, protamin sulfat 1%
- Dụng cụ: hộp nhốt thỏ, bơm và kim tiêm, lam kính, đồng hồ bấm giây