ĐẠI CƯƠNG 1 Định nghĩa :

Một phần của tài liệu chương 5 bào chế nhũ tương hỗn dịch thuốc (Trang 29 - 32)

1. Định nghĩa:

Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vi dị thể, tạo bởi 2 chất lỏng không đồng tan, trong đó một chất lỏng là pha phân tán (pha nội) được phân tán đồng đều vào chất lỏng thứ hai là môi trường phân tán (pha ngoại) dưới dạng tiểu phân cơ học có đường kính từ 0,1 đến hàng chục micromet.

Nhũ tương thuốc có thể có cấu trúc dạng lỏng hay dạng mềm (thuốc mỡ, thuốc đặt,...) dùng để uống, tiêm hoặc dùng ngoài. Dạng nhũ tương lỏng dùng để uống thường được gọi là nhũ dịch.

I. ĐẠI CƯƠNG

2. Thành phần.

- Nhũ tương thuốc bao gồm 3 thành phần chính.

+ Pha nội (pha phântán): rời rạc, k liên tục, chiếm lượng ít.

+ Pha ngoại (MT phân tán): tính chất liên tục, chiếm lượng nhiều trong công thức. + Chất nhũ hoá (chất gây phân tán): giúp NT dễ hình thành và ổn định.

- Hai pha lỏng không đồng tan với nhau trong nhũ tương được qui ước gọi là pha dầu (D) và pha nước (N).Pha dầu

gồm các chất lỏng không phân cực (không tan trong nước) như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu parafin, chloroform, các loại dầu, mỡ, sáp, tinh dầu, nhựa,... Pha nước gồm các chất lỏng phân cực (tan trong nước) hay dùng trong bào chế như nước, nước cất thơm, nước sắc, nước hãm dược liệu, cồn, glycerin, PG,…

I. ĐẠI CƯƠNG

2. Thành phần.

- Dược chất, DM, các chất phụ tham gia vào thành phần pha nội hay pha ngoại (pha D hay pha N) tuỳ theo độ phân cựccủa các thành phần.

+ Chất phụ tan trong D như chất chống oxy hoá, chất làm thơm,... + Chất phụ tan trong nước như chất BQ, chất làm ngọt,...

- Chất nhũ hoá: có tác dụng làm NT dễ hình thành và ổn định. Các chất nhũ hoá tan trong nước hoặc dễ thấm nước (gôm arabic, gelatin, tinh bột,...) thì tạo kiểu nhũ tương D/N, các chất nhũ hóa tan trong D hoặc dễ thấm D (lanolin, sáp ong,...) sẽ tạo kiểu nhũ tương N/D.

Một phần của tài liệu chương 5 bào chế nhũ tương hỗn dịch thuốc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(46 trang)