Đối tác hợptác

Một phần của tài liệu Chính sách hợp tác quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam (Trang 125)

Xuất phát từ nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tích cực tham gia hợp tác trong các vấn đề KH&CN toàn cầu, Việt Nam chú trọng nghiên cứu và triển khai theo các lĩnh vực ưu tiên và đối tác ưu tiên; tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm kỹ thuật phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam với các nhóm đối tượng hợp tác chính bao gồm:

Một là, nhóm các quốc gia là đối tác chiến lược như Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Đức, Pháp, Anh. Đây là nhóm quốc gia có tiềm lực khoa học, công nghệ cao và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam. Với nhóm quốc gia này, các công nghệ nguồn, công nghệ cao được bỏ tiền nghiên cứu và mua trựctiếp. Trong đó chúng ta có thể kể đến Chương trình Newton Vietnam giữa Việt Nam với Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. Tiếp đến là Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam -Phần Lan giai đoạn II.

Nhóm quốc gia là đối tác trọng điểm. Nhóm này là các quốc gia mà Việt Nam có mối quan hệ truyền thống như Trung Quốc, Campuchia, Lào.. Với những quốc

gia này, Việt Nam nghiên cứu lựa chọn những công nghệ phù hợp nhằm hợp tác hoặc mualại các công nghệ của Trung Quốc. Đối với các quốc gia Lào và Camphuchia, Việt Nam thực hiện các chính sách hợp tác quốc tế liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và thực hiện các hoạt động phối hợp nghiên cứu dựa trên nhu cầu của các bên .

Nhóm quốc gia là đối tác đặc hợp tác đặc thù. Đây là những quốc gia mà Việt Nam sẽ hợp tác bình đẳng, sòng phằng, hai bên cùng cólợi.Việt Nam hợp tác với 3 nhóm quốc gia trên trên nguyên tắc cơ bản, đó là: Đảm bảo lấy nguyên tắc an ninh quốc gia là quan trọng nhất. Tăng cường quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với công nghệ liên quan, nâng cao ý thức an ninh quốc gia cho các cán bộ liên quan, ngăn chặn công nghệ liên quan chảy sang quốc gia khác thông qua con đường không bình thường.

Hiện thực hóa quan điểm nêu trên, Việt Nam hiện đã có các chính sách khuyến khích các cơ quan nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp xây dựng quan hệ hợp tác ổn định dài hạn với các cơ quan nghiên cứu hàng đầu thế giới nhằm tăng cường mức độ giao lưu thăm viếng lẫn nhau, nâng cao trình độ quốc tế hoá của cơ quan, và coi đó là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực đổi mới công nghệ của các bộ phận có liên quan.

4.1.4. Thực trạng tổ chức và thực thi chính sách HTQT về KHCN&ĐMST

4.1.4.1. Xây dựng nhân lực và cơ sở hạ tầng KHCN&ĐMST:

a. Xây dựng nhân lực KHCN&ĐMSTlà bước căn bản trong hợp tác quốc tế. Đây là một yếu tố cần thiết để có thể hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST thành công. Việt Nam đã xây dựng các cơ chế hợp tác và giao lưu KH&CN liên Chính phủ, hỗ trợ và khuyến khích hợp tác và giao lưu giữa các nhà khoa học trẻ tuổi. Trong đó, những chính sách nổi bật về thúc đẩy hợp tác phát triển nguồn nhân lực giữa Việt Nam và các đối tác có thể kể đến như sau:

Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định Số 322/2000/QĐ-TTG phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (Đề án 322) để cụ thể hóa Luật của nhà nước về đào tạo nhân lực KHCN

ở nước ta. Đây là một Đề án Chiến lược quốc gia trong phát triển nhân lực KHCN của đất nước nhằm đào tạo các trình độ từ Cử nhân đến Tiến sỹ trong nhiều nhóm ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.

Quyết định số 911/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020. Đây là một đề án thể hiện sự kỳ vọng thay đổi chất lượng nguồn nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đề án đặt ra mục tiêu đào tạo khoảng 10.000 tiến sỹ ở nước ngoài, 3.000 tiến sỹ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và nước ngoài.

Quyết định số 599/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 -2020”. Đề án nhắm đến mục tiêu khoảng 1.650 người có trình độ thạc sỹ tại các quốc gia phát triển như: Anh, Canada, Đức, Hoa Kỳ, Australia, NewZealand, Nhật Bản, Hà Lan, Bỉ, Nga, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore.

Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành Quyết điṇh số 4009/ QĐ- BKHCN (ngày 29/12/2011) về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực KHCN giai đoạn 2011- 2020. Quyết định này cũng quy định về đẩy mạnh đào tạo nhân lực KHCN như đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo, xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực làm quản lý KHCN ở trung ương và địa phương; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực KHCN có trình độ cao trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, năng lượng nguyên tử…, tăng cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành khoa học, công nghệ… Ngoài ra Chính phủ cũng đưa ra “Quy định về thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam”.

b.Về cơ sở hạ tầng

- Khu Công nghệ cao: cả nước có 3 khu công nghệ cao quốc gia ở 3 miền: miền Bắc (Khu Công nghệ cao Hòa Lạc), miền Nam (Khu Công nghệ cao TP. Hồ

Chí Minh) và miền Trung (Khu Công nghệ cao Đà Nẵng), đã thu hút được 140 dự án đầu tư với tổng vốn trên 7.085 triệu USD. Khu Công nghệ cao Hà Nội thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12/10/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Sau nhiều năm chậm trễ do vấn đề giải phóng mặt bằng và khó khăn về nguồn vốn, chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 để trở thành một thành phố khoa học, nơi thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển; đào tạo và ươm tạo; sản xuất sản phẩm công nghệ cao thuộc lĩnh vực: Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin – truyền thông, Công nghệ vật liệu mới và Công nghệ tự động hóa

KCNC Hồ chí Minh là khu CNC thứ hai ở Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 145/2002/QĐ-TTg ngày 24/10/2002. Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh thu hút thành công các tập đoàn, công ty công nghệ vào đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Intel, Nidec, Jabil, Sonion, Sanofi, Samsung, FPT... Giá trị sản lượng sản xuất hằng năm của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động tăng trưởng đều đặn: đó là nhờ các sản phẩm chủ lực của khu là sản phẩm công nghệ cao, có tính cạnh tranh toàn cầu. Hàm lượng giá trị tạo từ R&D trong cơ cấu giá trị sản phẩm tăng dần. Năm 2012 đạt trên 2 tỷ USD, năm 2013 là 2,85 tỷ USD, năm 2014 đạt 3,15 tỷ USD và năm 2015 đạt 4,7 tỷ USD. Lũy kế từ khi đi vào hoạt động đến cuối năm 2015, Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh sản xuất khối lượng hàng hóa đạt gần 15 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp trung bình khoảng 80%/năm.

Khu CNC Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ với lĩnh vực thu hút đầu tư bao gồm Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm tin học; công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử, tự động hóa và cơ khí chính xác; công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới; một số công nghệ đặc biệt khác.3 khu công nghệ cao được kỳ vọng là đầu tàu của KHCN nhằm tạo ra những bước đột phá chiến lược trong STIcủa Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Khu CNC Hòa Lạc năm 2016 đạt hơn 2,4 tỉ USD với mức xuất khẩu là gần 1,3 tỉ USD, nhập khẩu là gần 1,2 tỉ USD. Khu CNC Hồ Chí Minh tổng giá trị xuất khẩu tích lũy đạt 15 tỷ USD (2016).

- Phòng thí nghiệm trọng điểm : Các phòng thí nghiệm trọng điểm được thành lập theo Quyết định 850/QĐ-TTg phê duyệt về việc xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm ở 7 lĩnh vực gồm công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, cơ khí-tự động, hóa dầu, năng lượng và hạ tầng được đặt tại 13 viện nghiên cứu và 3 trường đại học nhằm tạo nâng cao nâng cao chất lượng nghiên cứu, tạo ra và đưa nhanh các thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Vườn ươm công nghệ và vườn ươm doanh nghiệp công nghệtheo chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị định 08/2014/NĐ-CP về việc thành lập các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN đến năm 2015 cả nước sẽ phát triển được được 30 cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới chỉ có một Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ do chính phủ Hàn Quốc tài trợ không hoàn lại. Bên cạnh các Khu CNC và phòng thí nghiệm trọng điểm, cơ sở hạ tầng về KHCN&ĐMST của Việt Nam còn bao gồm 7 khu công nghệ thông tin tập trung tại Hồ Chí Minh, Cần Thơ, và Đà Nẵng; 12 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đặt tại các tỉnh thành khác nhau như Lâm Đồng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Sơn La.

4.1.4.2. Hỗ trợ tài chính và thu hút đầu tư vào KHCN&ĐMST

Thứ nhất,về ưu đãi đất đai: Theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP, ngày 18/09/1999 của Chính phủ về chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN, ngoài việc thực hiện chính sách ưu tiên về thuế, ưu đãi tiền thuê và thuế đất, Nhà nước áp dụng chính sách miễn, giảm từ 50%- 100% tiền thuế sử dụng đất, lệ phií trước bạ sử dụng đất, tiền thuê đất đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động KH&CN, doanh nghiệp KHCN, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Thứ hai,về hỗ trợ tín dụng: Bên cạnh hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Nhà nước còn hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp tối đa 30% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đổi mới KHCN do doanh nghiệp thực hiện hoặc phối hợp thực hiện với các tổ chức KHCN khác Doanh nghiệp đượctrích 50% lợi nhuận

sau thuế do áp dụng KHCN mới trong vòng 3 năm để đầu tư trở lại cho KHCN. Khi sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học do Nhà nước đầu tư, doanh nghiệp chỉ phải trả cao nhất là 30% giá trị chuyển giao công nghệ (quy định tại Nghị định số 119/1999/NĐ- CP, Nghị định Số 80/2007/NĐ-CP, ngày 19/05/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp KHCN).

Thứ ba, hiện nay nhà nước đã có 5 quỹ đầu tư chuyên sâu cho lĩnh vực KHCN&ĐMST bao gồm quỹ phát triển quốc gia NAFOSTED, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), Quỹ Phát triển KHCN cấp bộ, tỉnh, thành phố; Quỹ Phát triển KHCN của DN; Quỹ Khởi nghiệp DN KHCN Việt Nam (VSF).Về hỗ trợ xây dựng quỹ nghiên cứu và phát triển tại doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp để hình thành Quỹ phát triển KHCN tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp được phép trích 3%- 10% thu nhập trước thuế vào Quỹ này.

Thứ tư, về ưu đãi thuế: Theo Nghị định số 119/1999/NĐ-CP, doanh nghiệp được giảm 50%, hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ nguồn thực hiện hợp đồng nghiên cứu KHCN, hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp vốn bằng sở hữu trí tuệ, bí quyết công nghệ. Đồng thời, được hưởng mức lãi suất tín dụng thấp nhất của Nhà nước khi đầu tư và thực hiện nghiên cứu, chuyển giao KHCN vào sản xuất. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ nghiên cứu KHCN (Nghị định số 119/1999/NĐ-CP; Nghị định số 133/2008/NĐ-CP).

Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, các trường hợp sau được ưu đãi thuế suất trong thời hạn 15 năm: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo: “Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao”.

4.1.4.3. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với bản quyền, thương hiệu, thiết kế công nghiệp, bí mật thương mại. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã có một số thay đổi do Việt Nam tham gia sâu hơn vào các hoạt động hợp tác quốc tế kinh tế. Thứ nhất trở thành thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2018 khiến Việt Nam cần phải sửa đổi Luật SHTT, chủ yếu liên quan đến sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền và việc thực thi các quyền SHTT. Việt Nam cũng dự kiến sẽ gia nhập Hiệp ước Bản quyền WIPO (WCT) và Hiệp ước Bản ghi âm và Biểu diễn WIPO (WPPT) vào 2022. Theo đó, khuôn khổ quy định về bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số sẽ có thể thay đổi nhiều hơn nữa. Thứ hai, Việt Nam đã phê duyệt Nghị định thư sửa đổi Hiệp định TRIPS (Nghị định thư) và Thông báo chung về ý định sử dụng của Thành viên nhập khẩu theo quyết định Quyết định số 109/2017/QĐ-CTN. Theo đó với đặc điểm là một quốc gia thiếu năng lực sản xuất, Việt Nam có thể nhập khẩu dược phẩm được sản xuất theo giấy phép bắt buộc từ các quốc gia nơi dược phẩm được cấp bằng sáng chế trong trường hợp khẩn cấp hoặc tình huống đặc biệt khẩn cấp. Thứ ba Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) được tách thành hai hiệp định về thương mại và đầu tư là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) và EVFTA. Theo đó, Chương 12 của EVFTA quy định các cam kết về sở hữu trí tuệ (SHTT), tập trung vào các nguyên tắc chung, các tiêu chuẩn bảo hộ của đối tượng quyền SHTT và các biện pháp thực thi quyền SHTT. EVFTA tập trung nhiều hơn vào chỉ dẫn địa lý (GI) so với CPTPP bằng cách đưa ra các quy định chi tiết và chặt chẽ về bảo hộ GIs, do đó, Việt Nam dự kiến sẽ sửa đổi các quy định của mình trong lĩnh vực này. Thứ tư Việt Nam tham gia vào Đạo luật Geneva (1999) của Hiệp định La Hay về Đăng ký Quốc tế Kiểu dáng Công nghiệp. Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam vào năm 2019. Cuối cùng là Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP với phần lớn của chương Sở hữu trí tuệ của RCEP lặp lại các tiêu chuẩn toàn cầu đã được quy định trong TRIPS, CPTPP và EVFTA. Các quy định trong hiệp ước này không có gì đặc biệt tiên tiến, nhưng chắc chắn sẽ những thay đổi mà Việt Nam cần thực hiện đảm bảo tuân thủ.

Thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế về KHCN&ĐMST, các hoạt động sở hữu trí tuệ được tập trung triển khai theo hướng phục vụ hoạt động đổi

Một phần của tài liệu Chính sách hợp tác quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam (Trang 125)