Một số kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chính sách hợp tác quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam (Trang 108)

Kết quả của chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng góp vào kết quả phát triển kinh tế-xã hội chung của các quốc gia hoặc nhóm quốc gia khó có thể bóc tách được một cách tường minh. Nguyên nhân của sự khó khăn này là Chính phủ các quốc gia, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp của chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, còn thực hiện nhiều các chính sách có ảnh hưởng đến kết quả đầu ra tổng thể của nền kinh tế. Nếu chỉ xét riêng đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, việc bóc tách được rõ ràng kết quả tác động của chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cũng là công việc khó khăn. Mặt khác, kết quả của chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia còn phụ thuộc vào kết quả của nhiều chính sách khác như: (i) chính sách phát triển nguồn nhân lực; (ii) chính sách phát triển thị trường; (iii) chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; (iv) chính sách đối ngoại; (v) chính sách hợp

tác quốc tế; và (v) các chính sách khác. Chính vì vậy, trong việc so sánh kết quả của các quốc gia, nghiên cứu sinh giả định các chính sách khác không có nhiều thay đổi trong kỳ nghiên cứu và cũng lựa chọn một số điểm đánh giá mà có thể tiếp cận được nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Các kết quả các nền kinh tế đạt được khi chính phủ các quốc gia thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST bao gồm:

Thứ nhất, sự thay đổi của chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu cho thấy trong các quốc gia thuộc mẫu nghiên cứu, đã có những quốc gia chạm ngưỡng phát triển về đổi mới sáng tạo.

70 Nga Trung Quốc

60 Malaysia Đức Pháp Ý 50 Thụy Điển Na Uy Đan Mạch Bỉ 40 30 20 10 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3.2. Tình hình xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu giai đoạn 2013 – 2020

Nguồn: WIPO (2013 – 2020) Từ biểu đồ 3.2 cho thấy được thứ hạng của các quốc gia trong báo cáo xếp hạng đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới đánh giá. Trong đó, đáng chú ý là nhiều quốc gia Châu Âu, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng chưa thực sự cải thiện được thứ hạng về đổi mới sáng tạo, như Ý, Pháp, Na Uy (trong đó Na Uy tụt hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia Nga, Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong thay đổi thứ hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu. Theo đó, Trung Quốc đã tăng được 21 bậc từ hạng 35 trong năm 2013 lên hạng 14 trong năm 2020, Nga cải thiện được 16 bậc từ hạng 62 năm 2013 lên hạng 46 trong năm 2018. Đối với trường hợp của Malaysia, thứ hạng về đổi mới sáng tạo toàn cầu của quốc gia này hầu như không có nhiều thay đổi trong giai đoạn này; điều đó có thể là

một kết quả của việc không đưa ra những chính sách tập trung, cụ thể về các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cần phát triển của quốc gia này.

Sự khác biệt về thay đổi thứ hạng giữa các quốc gia Châu Âu và Châu Á cho thấy những hàm ý về giới hạn phát triển của các quốc gia này. Nếu như các quốc gia thuộc Tây Âu đang phải đối mặt với giới hạn năng lực về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì các quốc gia châu Á chưa phải đối mặt với giới hạn này. Điều đó giúp chúng ta hiểu được những xu hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm trong thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia phương Tây nhằm củng cố địa vị dẫn đầu của các quốc gia này. Tuy nhiên, kỳ vọng dẫn đầu đó sẽ được thực hiện trong mối tương quan với giới hạn về không gian phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là động lực cơ bản để các quốc gia Tây Âu thay đổi chiến lược hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ngược lại, các quốc gia Châu Á đang trong đà phát triển đi lên nên không gian mở rộng của các quốc gia này về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ lớn hơn so với các quốc gia Tây Âu. Mặc khác, với sự định vị một cách khiêm tốn trên bản đồ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo toàn cầu, các quốc gia châu Á không đặt mục tiêu phải dẫn dầu thế giới về các ngành, lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo mà họ thực hiện các hoạt động hợp tác quôc tế. Thay vào đó, họ tiếp cận dưới góc độ của các quốc gia đi sau và lựa chọn những ngành, lĩnh vực mà các quốc gia này cho rằng họ cần được gia tăng thêm năng lực. Thậm chí, có quốc gia tham gia vào hoạt động hợp tác quốc tế nhằm học hỏi và tăng cường năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua việc học tập là chủ yếu, thay vì tập trung vào các hoạt động hợp tác nghiên cứu.

Thứ hai, tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu tại các quốc gia đang phát triển cao hơn so với các quốc gia phát triển.

Khi xem xét chỉ số về tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao, trong khi các quốc gia đang phát triển gia tăng tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này trong tổng giá trị xuất khẩu thì các quốc gia phát triển đa phần giữ nguyên tỷ trọng

hoặc có tỷ trọng giảm xuống. Trung Quốc là một quốc gia có vai trò làm công xưởng của thế giới, nhưng tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao hầu như không có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2013 – 2020 (Hình 3.3). Trong khi đó, Malaysia gia tăng tỷ trọng mặt hàng này, thậm chí tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao của các quốc gia này chiếm tỷ trọng khá lớn

45 Nga Trung Quốc Malaysia Đức

40 Pháp Ý Thụy Điển Na Uy Đan Mạch Bỉ 35 30 25 20 15 10 5 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa hàm lượng công nghệ cao giai đoạn 2013 – 2020 (%)

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế vĩ mô của Ngân hàng thế giới Từ Biểu đồ 3.3, cho thấy xu hướng thu hẹp hoặc giữ nguyên tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao ra nước ngoài của các quốc gia phát triển. Điều đó phản ánh một số điểm đáng lưu ý: (i) các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao nhất sẽ được ưu tiên phục vụ thị trường nội địa, phần thặng dư mới có thể xem xét để xuất khẩu (phù hợp với các lý thuyết thương mại quốc tế); (ii) trong các sản phẩm công nghệ cao đều có chứa các thông tin về thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại nhất của nền sản xuất quốc gia đó. Chính vì vậy, các sản phẩm chứa đựng hàm lượng công nghệ cao sẽ ít được các quốc gia phát triển thúc đẩy xuất khẩu; mà thay vào đó là những sản phẩm khác. Ngược lại, đối với trường hợp của Trung Quốc, Malaysia, tỷ trọng hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao được xuất khẩu chủ yếu do các công ty có nguồn gốc từ đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với năng lực và trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo như hiện nay của ba quốc gia này thì việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ

cao sẽ chủ yếu từ các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tượng này khá phù hợp với Trung Quốc khi quốc gia này đã và đang là địa bàn sản xuất lớn của nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn cầu. Hơn nữa, sự gia tăng tỷ trọng xuất khẩu các hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao ở Malaysia và cho thấy một tác động của chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua các hoạt động xuất khẩu.

Thứ ba,tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao giữa các quốc gia trong mẫu nghiên cứu phản ánh sự khác biệt trong mục tiêu thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Khác với các quốc gia khác trong châu Âu, Thụy điển là quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao cao nhất ở Châu Âu nói riêng và các quốc gia trong mẫu nghiên cứu nói chung. Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao ở Thụy Điển tăng từ 21% năm 2013 lên mức 51% vào năm 2020; trong khi ở các quốc gia khác của Châu Âu tỷ trọng này đều có xu hướng giảm xuống (Biểu đồ 3.4)

70 Nga 60 Trung Quốc 50 40 30 20 10 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3.4. Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao giai đoạn 2013 – 2020 (%)

Nguồn: Cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế vĩ mô của Ngân hàng thế giới Hiện trạng này phản ánh những mục tiêu khác nhau của các quốc gia Châu Âu trong thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng

tạo; khi các hoạt động này được chuyển tải tín hiệu thông qua chỉ số tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu có hàm lượng công nghệ cao trên tổng giá trị nhập khẩu. Nếu như các quốc gia khác mục tiêu nhập khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng nội địa như Nga, Đức, Pháp, Ý, Na Uy, Đan Mạnh, Bỉ và nghiên cứu sản phẩm nước ngoài như Trung Quốc, Malaysia để học hỏi kinh nghiệm quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì Thụy Điển khác biệt với các nhóm các quốc gia còn lại khi các doanh nghiệp của Thụy Điển được phân tán hóa vào các nền kinh tế ngoài Thụy Điển để tận dụng các nguồn lực từ nước ngoài và tránh thuế cao ở trong nước. Thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Thụy Điển tại nhiều quốc gia trên thế giới, kiến thức và tri thức khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được truyền tải về quốc gia này thông qua luồng hàng hóa nhập khẩu.

Thứ tư, các quốc gia phát triển và đang phát triển đều cần cải thiện khả năng kết nối STI với quốc tế.

Đo lường chỉ số về kết nối STI trong bộ dữ liệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cho thấy, các quốc gia Châu Âu mặc dù có những tham vọng lớn trong việc dẫn dắt khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thế giới nhưng khả năng kết nối của các quốc gia này với quốc tế trong lĩnh vực STI còn nhiều hạn chế. Trong số các quốc gia này, Thụy Điển là quốc gia được đánh giá có khả năng kết nối cao nhất khi thứ hạng của quốc gia này gia tăng từ 13 năm 2013 lên thứ 2 trong năm 2020. Các quốc gia khác của Châu Âu đề có những cải thiện lớn nhưng cũng có quốc gia khá ổn định về thứ hạng này, trong đó phải kể đến Pháp (giảm từ hạng 35 năm 2013 xuống hạng 24 năm 2020) và Na Uy (giảm từ hạng 24 năm 2013 xuống hạng 22 năm 2020) (Biểu 3.5)

140 Nga Trung Quốc 120 Malaysia Đức 100 80 60 40 20 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ 3.5. Thứ hạng theo chỉ số kết nối STI giai đoạn 2013 – 2020

Nguồn: WIPO (2013- 2020)

Việc thay đổi thứ hạng của chỉ số này phản ánh: (i) nỗ lực của nước được đo lường; và (ii) khả năng thuyết phục các quốc gia khác trong thực hiện các quan hệ kết nối về STI. Sự kết nối giữa các quốc gia không phải là vấn đề các quốc gia có thể tự quyết định. Thay vào đó, đây là quá trình đàm phán song phương và có sự thỏa thuận của các bên tham gia thì hoạt động kết nối mới có thể thực hiện được.

Thứ năm, chỉ số hiệu quả đổi mới sáng tạo cho thấy các quốc gia phát triển không nhất thiết đạt được hiệu quả cao trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Khi xem xét về chỉ số hiệu quả đổi mới sáng tạo, các quốc gia trong mẫu nghiên cứu đã cho thấy một kết quả khá bất ngờ. Quốc gia có mức độ hiệu quả cao nhất trong đổi mới sáng tạo là Trung Quốc, và quốc gia có mức độ kém hiệu quả nhất là Na Uy. Nhiều quốc gia ở Châu Âu đã xuất hiện trong bảng xếp hạng hiệu quả thực hiện nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo với thứ hạng khá thấp trong năm 2013, trong khi đó Việt Nam và Trung Quốc xuất hiện trong bảng xếp hạng với thứ hạng khá cao (lần lượt là hạng 17 và 14) (Biểu 3.6 – thứ hạng cao gần giá trị 0)

120 Nga Trung Quốc Malaysia Đức 100 Pháp Ý 80 60 40 20 0 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2020

Biểu đồ 3.5. Hiệu quả đổi mới sáng tạo giai đoạn 2013 – 2020

Nguồn: WIPO (2013 – 2020) Từ chỉ số hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho thấy, việc hợp tác quốc tế trong khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với các quốc gia phát triển chưa hẳn đã là hiệu quả hơn so với việc hợp tác với các quốc gia đang phát triển.Nhìn vào tiến độ cải thiện thứ hạng, chúng ta có thể thấy Thụy Điển là quốc gia có sự cải thiện mạnh mẽ nhất, thứ hạng tăng từ 55 năm 2013 lên hạng 6 năm 2020, tiếp theo là Pháp khi cải thiện 49 bậc thứ hạng từ 63 năm 2013 lên hạng 14 năm 2020. Sự cải thiện như vậy của các quốc gia cũng cho thấy được tác động của chính sách hợp tác quốc tế tới khả năng và hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo không phải lúc nào cũng như kỳ vọng và các quốc gia phát triển cũng không đồng nghĩa với việc thực hiện các hoạt động này hiệu quả hơn mặc dù họ có đầy đủ khả năng để thực hiện được việc này

3.7. Bài học kinh nghiệm rút ra

Trên cơ sở tìm hiểu và và đánh giá kết quả của chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST tới nền kinh tế các các quốc gia và lãnh thổ là Liên minh Châu Âu, Liên bang Nga, Liên bang Đức, Trung Quốc và Malaysia, luận án nhận thấy chính sách hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST của các quốc gia rất khác nhau trong quá trình hoạch định và triển khai do các quốc gia và vùng lãnh thổ này có trình độ phát

triển kinh tế và khoa học, công nghệ khác nhau,và vị thế trên bản đồ quyền lực thế giới và hệ thống chính trị khác nhau. Tuy vậy các quốc gia và lãnh thổ cũng có một điểm chung như sau:

Thứ nhất, luôn xác định mục tiêu hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST phù hợp với năng lực và trình độ phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của quốc gia. Mặc dù các quốc gia và lãnh thổ khác nhau về trình độ nên mục tiêu của chính sách là khác nhau nhưng hệ thống mục tiêu được xác lập dựa trên các yếu tố: (i) mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và vùng lãnh thổ này ở những thời điểm khác nhau; (ii) dựa trên năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của các quốc gia này; (iii) đặc điểm của nguồn nhân lực và khả năng tham gia vào sân chơi quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc tế; (iv) các quốc gia này, trừ Malaysia, đều xác định mục tiêu chiếm lĩnh vị trí đỉnh cao trong các lĩnh vực hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Với hệ thống yếu tố đó cho thấy, việc xác lập vị thế trên tầm quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ điều chỉnh mục tiêu chiến lược trong quá trình hợp tác tác quốc tế. Những quốc gia có nền tảng khoa học, công nghệ lớn mạnh như Đức,Liên minh Châu Âu, Nga (truyền thống từ trước) và Trung Quốc (mới nổi lên) thì việc thể hiện sức mạnh của quốc gia mình trong quá trình hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là điều phù hợp với họ. Malaysia thì tiếp cận với chính sách hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo khác so với các quốc gia khác trong mẫu nghiên cứu bởi vì trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Malaysia chưa phải là quốc gia hàng đầu trong khu vực, châu lục và thế giới.

Thứ hai, xác định các lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để làm định hướng cho chính sách. Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đòi hỏi sự ưu tiên các nguồn lực để

Một phần của tài liệu Chính sách hợp tác quốc tế về Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w