ý về chính sách
4.3.1. Xu hướng hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST trên thế giới
Thứ nhất, xu hướng liên kết, hợp tác và phân công lao động quốc tế trong nghiên cứu và phát triển về khoa học, công nghệ ngày càng tăng. Trong bối cảnh
thế giới mới hiện nay, để tận dụng các cơ hội, hạn chế các tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đều nhận thức được sự cần thiết phải tăng cường liên kết, hợp tác trong nghiên cứu và phát triển về KH&CN với các nước khác. Hợp tác quốc tế về KHCN&ĐMST cho phép các chủ thể, các quốc gia khai thác được các thành quả nghiên cứu mới về khoa học, công nghệ của thế giới, tận dụng được vốn, công nghệ, nhân lực của đối tác cho hoạt động của quốc gia mình cũng như để phát huy lợi thế so sánh của mình trong các nghiên cứu về KHCN&ĐMST. Tất nhiên, mức độ tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế này của các quốc gia không hoàn toàn giống nhau mà tùy thuộc vào tiềm lực và khả năng khoa học, công nghệ của nước. Thông thường những nước đang phát triển có xu hướng tham gia tích cực hơn trong hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ, bởi vì các nước này muốn tiếp cận các công nghệ tiên tiến từ bên ngoài, từ đó nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của mình. Tuy nhiên, những năm gần đây cũng cho thấy sự tích cực hơn trong các hoạt động này từ hầu hết các quốc gia phát triển với nền KH&CN ở trình độ cao. Xu thế này ở các nước phát triển được lý giải là do các quốc gia này muốn thể hiện trách nhiệm quốc tế để thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước nghèo, tích cực hơn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, và đứng trên góc độ lợi ích kinh tế, việc chuyển giao các công nghệ không còn là mới nhất sẽ giúp kéo dài vòng đời công nghệ và khai thác nốt những lợi ích còn lại của các công nghệ này. Kết quả rõ ràng nhất của xu thế này chính là sự gia tăng các công bố khoa học quốc tế dưới hình thức đồng tác giả, đồng sáng chế và có xu hướng chuyển dần từ cá nhân sang nhóm, từ quốc gia sang quốc tế. Cụ thể, tỷ lệ sáng chế toàn thế giới liên quan đến hợp tác quốc tế đã tăng từ 6,6% trong giai đoạn 1996-1998 lên 7,3% trong giai đoạn 2004 – 2006(Nguyễn Mạnh Hùng & Lê Thị Hồng Điệp, 2019).
Bên cạnh xu hướng liên kết, hợp tác quốc tế trong hoạt động KHCN&ĐMST diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, xu hướng phân công lao động quốc tế giữa các quốc gia, các doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn. Trên cơ sở ưu thế của mình về năng lực nghiên cứu chuyên sâu, mỗi quốc gia, doanh nghiệp tham gia vào hoạt
động HTQT về KHCN&ĐMST sẽ tập trung và chuyên môn hóa vào những lĩnh vực thế mạnh, đồng thời, những quốc gia, doanh nghiệp mà lĩnh vực chuyên môn hóa tương đồng hoặc có thể bổ trợ cho nhau sẽ phối hợp với nhau trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo này nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trên phạm vi quốc tế.Trên cơ sở ưu thế của mình về năng lực khoa học, công nghệ, từng quốc gia, doanh nghiệp tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, công nghệ toàn cầu sẽ chuyên môn hoá vào các lĩnh vực nghiên cứu chính và phối hợp với nhau trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trên phạm vi quốc tế. Khi đó, sự phân công lao động quốc tế trong các hoạt động KHCN&ĐMST sẽ tổ chức lại và vận hành theo các hệ thống mới, trong đó, mỗi quốc gia sẽ thu hút nguồn nhân lực KHCN&ĐMSTphù hợp với các lĩnh vực chuyên môn hóa của quốc gia mình, đồng thời, các nước có nền KH&CN càng phát triển sẽ tập hợp được càng nhiều nhân lực KH&CN trình độ cao và những nước kém phát triển có nền KHCN&ĐMST thấp sẽ là nơi tập trung những nhân lực có trình độ thấp hơn với nguy cơ tiềm ẩn về tụt hậu trong KHCN&ĐMST.
Thứ hai, xu hướng tập trung phát triển những lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn gắn với cách mạng công nghiệp lần thứ tư như các ngành công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ môi trường, công nghệ sinh học, công nghệ nano...Những hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng hóa thạch, sử dụng nhiều nguyên liệu thô hay thải nhiều chất bẩn, độc hại ra môi trường sẽ có xu hướng giảm dần. Điều này là dễ hiểu vì nó vừa giúp các quốc gia, doanh nghiệp thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu chung, vừa giúp hạn chế nguy cơ cạn kiệt tài nguyên trong quá trình phát triển. Chính vì vậy, cơ cấu công nghệ và cơ cấu sản phẩm sẽ dịch chuyển theo hướng hiện đại, bền vững và thân thiện với môi trường hơn. Các thành tựu công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ in 3D, v.v. được đánh giá là những công nghệ sẽ đưa đến sự thay đổi về bản chất của phương thức sản xuất kinh doanh, quản trị và cung ứng hàng hóa dịch vụ khiến cho
bất kỳ một quốc gia hay doanh nghiệp nào cũng mong muốn nắm giữ được các công nghệ nguồn này. Không chỉ thế, sự ra đời và phát triển trên phạm vi toàn cầu của các doanh nghiệp công nghệ như Google, Facebook, Amazone, Alibaba…chính là những bằng chứng cho thấy khả năng bắt kịp của các quốc gia đi sau nếu có thể nắm giữ được các bí quyết KHCN&ĐMST.Cụ thể hơn nữa, các nghiên cứu trong công nghệ môi trường có thể giúp thừng quốc gia đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường như giảm nhẹ biến đổi khí hậu, kiểm soát ô nhiễm không khí và nước, nâng cao đa dạng sinh học và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên với chi phí thấp. Trong giai đoạn 2002-2007, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong trích dẫn các bài báo về biến đổi khí hậu (20%) và đa dạng sinh học (18,5%) vượt xa tỷ lệ tăng trưởng tổng số trích dẫn các bài báo khoa học nói chung (15,8%) đã cho thấy mối quan tâm chung của cộng đồng khoa học trong lĩnh vực này.
Thứ ba, xu hướng gia tăng và chuyển dịch đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên thế giới. Đầu tư cho KHCN&ĐMST sẽ tạo ra những sản phẩm và công nghệ mới, từ đó góp phần đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và doanh nghiệp. Các nguồn đầu tư cho KH&CN trên thế giới chủ yếu là từ chính phủ, doanh nghiêp và một số các tổ chức khác. Tổng lượng đầu tư cho khoa học, công nghệ trên thế giới tăng gấp đôi trong hơn 10 năm qua, tăng trưởng nhanh hơn so với tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. Chỉ số cam kết đầu tư cho khoa học, công nghệ tăng từ khoảng 525 tỷ USD năm 1996 lên khoảng 1.100 tỷ USD năm 2007 (Nguyễn Mạnh Hùng & Lê Thị Hồng Điệp, 2019).
Thứ tư, xu hướng thống nhất quy định, tiêu chuẩn quốc tế trong các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặc biệt là tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.Mặc dù theo xu hướng chung về phân công lao động quốc tế trong hoạt động KHCN&ĐMST đã đưa đến sự tập trung và chuyên môn hóa của mỗi quốc gia vào các ngành, lĩnh vực mà quốc gia đó có lợi thế hoặc đánh giá là cần thiết cho sự phát triển, nhưng điều đó không có nghĩa rằng KHCN&ĐMST không phải là một hệ thống chung thống nhất trên phạm vi toàn thế giới. Trong bối cảnh đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các hoạt động này, các quốc gia cũng đồng thời tìm
kiếm những giải pháp để quá trình hợp tác này được diễn ra một cách thông suốt và thuận lợi. Điều này được thể hiện từ những chính sách ưu tiên xuất nhập cảnh đối với học giả và nhà khoa học, những chính sách ưu đãi xuất nhập khẩu trang thiết bị và nguồn lực tài chính đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển; cho đến việc tiêu chuẩn hóa các công bố khoa học và đặc biệt là các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Sự giám sát chặt chẽ của cộng đồng quốc tế đối với việc nghiên cứu nhân bản vô tính ở người hay biến đổi gen trong lĩnh vực nông nghiệp cho thấy sự thống nhất ở tầm quốc tế đối với hoạt động KHCN&ĐMST. Xu hướng này đòi hỏi các quốc gia phải xem xét, điều chỉnh chính sách, hệ thống pháp luật liên quan và cách thức nghiên cứu khoa học cho phù hợp và hài hòa với những quy định quốc tế. Để các kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ ứng dụng được trên phạm vi quốc tế trong bối cảnh chuyên môn hóa, phân công lao động quốc tế các hoạt động khoa học, công nghệ ngày càng gia tăng, cần phải có hệ thống các quy định về tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá thống nhất giữa các quốc gia. Điều này buộc các nước và các chủ thể khi tham gia vào quá trình nghiên cứu khoa học, công nghệ quốc tế phải tuân thủ những quy định, khuôn khổ, chế độ và tiêu chuẩn quốc tế trong các hiệp định, điều ước quốc tế đã ký kết.
Một trong những quy định được đánh giá là quan trọng bâc nhất khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về KHCN&ĐMSTđó là việc các quốc gia, doanh nghiệp phải đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá KH&CN theo các quy định quốc tế. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm hạn chế tối đa hàng giả, đánh cắp, sao chép không trả tiền các bí quyết công nghệ, các sản phẩm hàng hoá khoa học, công nghệ. Để đảm bảo việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tế, các nước phát triển đã gắn hoạt động này với thương mại quốc tế trong các đàm phán về hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian vừa qua, nhằm hạn chế việc sao chép công nghệ của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Trump đã phê chuẩn Luật Ủy quyền quốc phòng năm 2019; thực hiện điều tra các doanh nghiệp của Trung Quốc như Huawei và ZTE trong việc thu thập thông tin và công nghệ.
Thứ năm, xu hướng tự do hoá ở tầm quốc tế đối với các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để thực hiện các hoạt động KHCN&ĐMST trên phạm vi quốc tế, hay nói cách khác chính là hình thức không hạn chế trong HTQT về KHCN&ĐMST, các quốc gia cần có thái độ không phân biệt đối xử giữa các chủ thể trong nước và nước ngoài, không chỉ trong các hoạt động hợp tác nghiên cứu mà còn cả trong các hoạt động về đầu tư, thương mại, dịch vụ, di chuyển nhân lực quốc tế…. Những đòi hỏi chung này buộc các quốc gia khi muốn tham gia vào hợp tác quốc tế phải tuân thủ, đã hình thành nên xu hướng tự do hoá các hoạt động nêu trên. Cũng theo xu hướng này, các nguồn lực và công nghệ của các quốc gia, từ cá nhân đến doanh nghiệp, tổ chức sẽ vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động KHCN&ĐMST trên phạm vi toàn cầu. Trong xu hướng tự do hóa này, các công ty xuyên quốc gia có vai trò đặc biệt quan trọng. Các hoạt động đầu tư của các công ty xuyên quốc gia có hai xu hướng: (i) Xu hướng tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để khai thác nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm giữ các công nghệ nguồn trong sản xuất và thu được lợi nhuận siêu ngạch của người tiên phong. Xu hướng này chủ yếu diễn ra ở các nước có cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu tốt, nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của hoạt động R&D ở trình độ cao, và có thị trường tiềm năng lớn cho các sản phẩm công nghệ cao như nhóm các nước có nền kinh tế đang nổi lên (BRICS); (ii) Xu hướng đầu tư của các công ty xuyên quốc gia vào các nước đang phát triển nhằm khai thác tài nguyên và nguồn nhân lực có kỹ năng vừa phải nhưng chi phí thấp; đồng thời tận dụng được nốt những công nghệ sắp hoặc mới bị thay thế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các nước đang phát triển không có cơ hội vươn lên về KHCN&ĐMST. Thông qua việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao đồng thời chứng minh được tiềm năng đổi mới sáng tạo, các quốc gia đang phát triển vẫn luôn có cơ hội trở mình.
Thứ sáu, xu thế gắn kết chặt chẽ của hoạt động khoa học, công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo. Trên thực tế, xu thế ưu tiên đầu tư vào hoạt động KH&CN không còn là một ưu tiên mới của các chính phủ cũng như doanh nghiệp. Nhìn vào
các khoản chi tiêu cho hoạt động R&D của các quốc gia, có thể thấy xu thế này đã được đẩy mạnh từ những năm 80-90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, điểm mới trong xu thế này thể hiện trên hai khía cạnh quan trọng. Như đã được phân tích cụ thể ở năm xu thế bên trên, đó là việc thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong KH&CN. Sau trên dưới nửa thế kỷ tập trung thúc đẩy phát triển nền KH&CN trong nước, hầu hết các quốc gia đều nhận thấy dư địa cho sự phát triển này không còn còn nhiều nữa nên đều đồng loạt hướng tới khai thác nguồn lực tiềm ẩn ở phạm vi toàn cầu.
Bên cạnh đó, các quốc gia cũng nhận thấy rằng, sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu chỉ tập trung tìm kiếm các tri thức mới trong KH&CN mà quên mất việc nghiên cứu để khai thác một cách hiệu quả hơn nữa các công nghệ tưởng như đã lỗi thời. Và điểm này chính là không gian phát triển của hoạt động ĐMST. Đổi mới sáng tạo chính là việc đưa ra những thiết kế mới cho sản phẩm, những công dụng mới, những cách cung ứng mới của sản phẩm, mà không cần phải dựa trên nền của bất kỳ một tri thức KH&CN mới nào. Thay vào đó, đổi mới sáng tạo tìm kiếm các cách kết hợp những tri thức khoa học sẵn có để tạo ra những điều hoàn toàn mới, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng doanh thu, lợi nhuận. Chính vì vậy, ĐMST đôi lúc không cần những bộ não siêu việt về khoa học, nhưng lại cần những ý tưởng vượt ra khỏi khuôn phép để đạt tới sức sáng tạo vô biên. Chính đặc điểm này đã khiến cho hoạt động KH&CN ngày nay có xu hướng gắn kết chặt chẽ với hoạt động ĐMST và đây cũng là cơ hội để các quốc gia đang phát triển tuy không dẫn đầu về công nghệ nhưng lại có những bộ não chưa bị xơ cứng bởi các khuôn mẫu khoa học vươn lên và phát triển.
Như vậy, xu hướng phát triển của hoạt động HTQT về KHCN&ĐMST trên phạm vi toàn cầu hiện nay tiếp tục khẳng định tài sản trí tuệ, khoa học, công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là việc sản xuất ra các sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại, có hàm lượng tri thức cao, mang lại giá trị lớn.
Nhà nước định hướng bằng sự phát triển của các chiến lược, quy hoạch, chủ trương để từ đó đưa ra các chính sách trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường, phát huy các nguồn lực của xã hội. Các văn kiện của Đại hôi XI, XII, XII, đều đề cập đến KH&CN, phát triển kinh tế và đối ngoại, trong đó có các yếu tố liên quan đến phát triển hợp tác quốc tế về KH&CN như H&CN là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn ứng dụng KH&CN với sản xuất, kinh doanh; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về KH&CN. Trong văn kiện Đại hội XII, Đảng ta đã đưa khoa học và công nghệ (KH&CN) lên tầm mức mới với khẳng định “Khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu”, “Khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và lần đầu tiên Đảng ta khẳng định: “Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ của đất nước, chiến lược thu hút công nghệ từ