Khẩn trương ban hành những chuẩn mực kế toán Việt Nam theo những chuẩn

Một phần của tài liệu Chuẩn mực IAS 36 và điều kiện áp dụngchuẩn mực IAS 36 ở việt nam (Trang 79)

chuẩn mực kế toán quốc tế chưa được ban hành

Hiện nay Việt Nam cần nghiên cứu một số chuẩn mực kế toán quốc tế để ban hành những nội dung chủ yếu của một số chuẩn mực mà Việt Nam chưa có. Nội dung chủ yếu cần được ban hành mới và cập nhật có thể được chia thành ba nhóm sau:

Nhóm một, gồm 05 chuẩn mực kế toán cần phải nghiên cứu, ban hành mới nhằm đáp ứng sự đổi mới và phát triển của kinh tế xã hội, cụ thể:

􀂃 IFRS 02 - Thanh toán bằng cổ phiếu: hướng dẫn việc ghi nhận, xác định giá trị và trình bày thông tin liên quan đến các giao dịch bằng cổ phiếu;

􀂃 IFRS 05 - Tài sản nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục: hướng dẫn việc phân loại, xác định giá trị, ghi nhận và trình bày thông tin về các tài sản nắm giữ để bán và các tài sản của bộ phận kinh doanh hoạt động không liên tục;

􀂃 IFRS 06 - Hoạt động thăm dò và đánh giá khoáng sản: hướng dẫn tiêu chuẩn, cách thức xác định và trình bày thông tin đối với các khoản chi tiêu để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên khoáng sản khác;

􀂃 IFRS 7, IAS 32, IAS 39 - Công cụ tài chính: hướng dẫn việc phân loại công cụ tài chính, xác định giá trị, ghi nhận và yêu cầu công khai thông tin đối với các loại công cụ tài chính, đặc biệt là các công cụ tài chính mới như quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, các giao dịch hoán đổi lãi suất, hoán đổi tỷ giá, hoán đổi các dòng tiền, các giao dịch nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh phát sinh từ sự thay đổi về giá cả, tỷ giá hối đoái và lãi suất, …

􀂃 IAS 20 – Các khoản tài trợ của chính phủ: hướng dẫn cách thức ghi nhận và trình bày thông tin liên quan đến các khoản tài trợ về tài chính và hỗ trợ về chính sách ưu đãi của chính phủ cho doanh nghiệp;

Nhóm hai, gồm 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành: cần phải được đánh giá, cập nhật cho phù hợp với những thay đổi của chuẩn mực kế toán quốc tế và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, sửa đổi những điểm còn bất cập và bổ sung một số nội dung.

Nhóm ba, gồm ba chuẩn mực kế toán quốc tế cần phải được đưa vào lộ trình nghiên cứu để chuẩn bị sẵn sàng nhằm thích ứng với các loại nghiệp vụ kinh tế mới và sự phát triển của nền kinh tế trong tương lai:

􀂃 IAS 19 - Phúc lợi của nhân viên: cách thức xác định giá trị, ghi nhận và trình bày thông tin liên quan đến các khoản phúc lợi cho người lao động.

􀂃 IAS 36 - Tổn thất tài sản: xác định các tài sản bị tổn thất và cách thức ghi nhận trình bày thông tin về tài sản bị tổn thất.

􀂃 IAS 41 – Nông nghiệp: hướng dẫn xác định giá trị, ghi nhận và trình bày thông tin về các tài sản sinh học như cây công nghiệp, gia súc, gia cầm, …

nhân lực đạt trình độ quốc tế, cho đất nước. Vì vậy Hội nghề nghiệp cũng cần có lộ trình cụ thể cho sứ mệnh quan trọng này:

+ Trước mắt, Hội Kế toán Việt Nam (VAA) và Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam (VACPA) nên nghiên cứu và đưa ra nhiều sáng kiến nghề nghiệp, trong đó có sáng kiến về hợp tác đào tạo và huấn luyện nghề nghiệp, thống nhất chương trình, nội dung đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ hành nghề và thừa nhận chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán.

+ Tổ chức lại công tác nhân sự để nhanh chóng triển khai công việc quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán do Bộ tài chính chuyển giao.

+ Trong thời gian tới Hội cần đổi mới mạnh hơn, nhiều hơn cả về tổ chức, phương thức hoạt động và nội dung hoạt động để làm tròn chức năng là nơi tập hợp, nghiên cứu, phát triển và kiểm soát các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp hỗ trợ tốt cho quá trình hòa hợp, hội tụ với quốc tế của Việt Nam.

thành lập

lượng hội viên American Hội Kế toán viên công chứng

Hoa Kỳ (American Institute of Certified Public Accountants - viết tắt AICPA)

1887 http://www.aicpa.org 370.000

American Hội Kiểm toán viên nội bộ

(Institute of Internal Auditors – viết tắt IIA)

1941 http://www.theiia.org 170.000

American Hội Kế toán viên quản trị (Institute of management Accountants – viết tắt IMA)

1919 http://www.imanet.org/ima_h ome.aspx.

60.000

England Hội Kế toán viên công chứng Anh quốc (Association of Chartered Certified Accountants – viết tắt ACCA)

1904 http://www.accaglobal.com. 440.000

England ICAEW (Institute of Chartered Accountant in England and Wale)

1880 http://www.icaew.com 136.000

England ICAS (Institute of Chartered

Accountants of Scotland) 1854 http://www.icas.org.uk. 180.000

England CIMA (Chartered Institute of

Management Accountants) http://www.cimaglobal.com. 180.000

Australia Hội Kế toán viên công chứng Australia (Certified Practising Accountants Australia – viết tắt CPA Astralia)

1886. http://www.cpaaustralia.com.

au 132.000

Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountants – viết tắt IFAC)

1977 http://www.ifacnet.com/ or

http://www.ifac.org/.

157

Việt Nam Hội Kế toán và Kiểm toán Việt

Nam (viết tắt VAA) 1994 http://www.vaa.vn.

Việt Nam Hội Kiểm toán viên hành nghề

Một phần của tài liệu Chuẩn mực IAS 36 và điều kiện áp dụngchuẩn mực IAS 36 ở việt nam (Trang 79)