Sử dụng thang đo ohm để đo linh kiện tích cực

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo mạch in và hàn linh kiện (nghề điện tử công nghiệp sơ cấp) (Trang 27 - 30)

2. Linh kiện tích cực

2.2.2Sử dụng thang đo ohm để đo linh kiện tích cực

a.Diode

- Đặt đồnghồ ở thang x 1Ω , đặt hai que đo vào hai đầu Diode, nếu:

- Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt => kim lên, đảo chiều đo

kim không lên là => Diode tốt

- Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là Diode bị chập.

- Nếu đo thuận chiều mà kimkhông lên => là Diode bị đứt.

- Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một chút là Diode bị dò

b. Transistor lưỡng cực

Để đông hồ ở thang đo x1 hoặc x10, ta xác định chân B, C, E và kiểm tra transistor như sau:

Bước 1:Xác đinh cực B và loại transistor.

Để xác định cực B và loại transistor ta thực hiện 6 phép đo. Trong 6 phép đo chỉ có 2 phép đo cho giá trị điện trỏ cùng nhỏ, còn các phép đo khác kim đều chỉ vô cùng. Trong 2 phép đo cho giá trị điện trở cùng nhỏ có một que đo được giữ cố định tại một chân. Que giữ cố định là chân B.

Nếu que đen ở chân B là transistor loại NPN. Nếu que đỏ ở chân B là transistor loại PNP.

Bước 2:Xác định chân C và chân E. Đặt đồng hồ ở thang x100 hoặc x1K.

Tiến hành đo hai lần có đổi que đo ở 2 chân còn lại, mỗi lần đo dùng ngón tay

thấm ướt kích vào cực B. Nếu lần nào thấy kim đồng hồ cho giá trị ohm nhỏ thì ta xác định chân C và chân E như sau.

+ Đối với Transistor loại PNP: Que đen là chân C, que đỏ là chân E + Đối với Transistor loại NPN: Que đen là chân E, que đỏ là chân C

c. JFET

Các bước kiểm tra JFET như sau:

Kênh N: Dùng đồng hồ để ở thang x100.

+ Nối que đen vào cực G, que đỏ vào cực D, sau đó rời que đỏ đến cực S để đo điện trở thuận giữa G và D, G và S.

+ Nối que đỏ vào cực G, que đen vào cực D, sau đó rời que đen đến cực S để đo điện trở nghịch giữa G và D, G và S.

Nếu JFET còn tốt thì khi đo điện trở thuận, kim lên và đo điện trở nghịch kim

không lên (R = ).

Nếu khi đo điện trở nghịch, kim chỉ giá trị ohm thấp hoặc bằng không thì JFET đã bị rỉ hoặc ngắn mạch.

Nếu đo điện trở thuận và điện trở nghịch, kim đều không lên JFET đã bị đứt.

Kênh P:Dùng đồng hồ để ở thang x100.

+ Nối que đỏ vào cực G, que đen vào cực D, sau đó rời que đen đến cực S để đo

điện trở thuận giữa G và D, G và S.

+ Nối que đen vào cực G, que đỏ vào cực D, sau đó rời que đỏ đến cực S để đo điện trở nghịch giữa G và D, G và S.

Nếu JFET còn tốt thì khi đo điện trở thuận, kim lên và đo điện trở nghịch kim

không lên (R = ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. MOSFET

Do điện trở thuận và điện trở nghịch của MOSFET đều vô cùng lớn nên đối với

MOSFET ta dùng đông hồ ở thang cao nhất (Rx10K) để thử các tiếp giáp G - D, G - S. Cả

hai lần đo điện trở thuận và nghịch kim đều không lên là tốt. Nếu kim lên thì MOSFET đã bị rỉ hoặc bị nối tắt.

Chú ý:Giữa cực D - S của MOSFET công suất thường có Diode đệm nên khi đo Rx1 sẽ có một chiều kim lên, cực tính của Diode đệm khi mắc vào phụ thuộc vào đặc tính của MOSFET là kênh P hay kênh N.

Để kiểm tra MOSFET ta nên đặt đồng hồ kim ở thang đo Rx10K, tuỳ theo kênh dẫn MOSFET mà đặt chiều que đo thích hợp.

Đặt lần lượt que đen, đỏ vào G, que còn lại đưa đến D rồi S. Trong các lần đo kim đồng hồ kim đều không lên.

D

G

S

MOSFET kênh N có Diode đệm

S D

G

Kênh N:

Đặt que đen vào cực S, que đỏ vào cực D  kim chỉ số ohm thấp.

Đặt que đen vào cực D, que đỏ vào cực S  kim chỉ số ohm lớn hơn trường hợp

trên.

Đặt que đen vào cực D, que đỏ vào cực S. Nếu dùng tay chạm giữa D và G

MOSFET dẫn  kim chỉ số ohm giảm thấp. Lúc này, nếu dùng tay chạm giữa G và S

MOSFET ngắt  kim chỉ số ohm nhiều hơn.

Chú ý: Độ nhạy của MOSFET càng cao, kim về càng nhiều. MOSFET có công suất càng cao, độ nhạy càng thấp.

Trong thực tế thường gặp MOSFET hỏng ở dạng bị chạm mối nối D – S.

Kênh P:

Đặt que đen vào cực D, que đỏ vào cực S  kim chỉ số ohm thấp(Gần 2).

Đặt que đen vào cực S, que đỏ vào cực D  kim chỉ số ohm lớn hơn trường hợp

trên.

Đặt que đen vào cực S, que đỏ vào cực D. Nếu dùng tay chạm giữa D và G

MOSFET dẫn  kim chỉ số ohm giảm thấp. Lúc này, nếu dùng tay chạm giữa G và S

MOSFET ngắt  kim chỉ số ohm lớn hơn.

e. SCR (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định toạ độ 3 chân A, G, K

Đặt đồng hồ ở thang x1 hoặc x10

Ta tiến hành 6 phép đo. Trong 6 phép đo chỉ có duy nhất một phép đo cho giá trị điện trở. Ở phép đo cho giá trị ohm đó ta xác định các cực theo từng loại SCR như sau.

+ Đối với SCR kích xung dương(Cực G lấy ra ở lớp tiếp giáp P): Khi đó que đen là cực G, que đỏ là cực K, còn lại là cực A.

+ Đối với SCR kích xung âm(Cực G lấy ra ở lớp tiếp giáp N): Khi đó que đen là cực A, que đỏ là cực G, còn lại là cực K.

Xác định chất lượng SCR.

Que đỏ đặt vào cực K, que đen đặt vào cực A. Sau đó kích xung từ cực A sang cực G rồi nhả cực G ra, nếu kim đồng hồ lên và vẫn giữ ở một giá trị nhất định và không đổi khi ta nhả cực G thì SCR còn tốt.

f. TRIAC

Cách đo Triac gần giống như cách đo SCR.

Do Triac có cấu tạo gồm hai SCR bên trong nên khi kẹp que đen vào cực G, đặt que đỏ vào hai cực còn lại, kim đều lên. Đây chính là điểm khác biệt giữa SCR và

TRIAC.

Hai cực MT1 và MT2 có điện trở rất lớn.

Để kiểm tra TRIAC còn thực sự hoạt động hay không ta sử dụng sơ đồ test đơn giản như sau:

Trong đó R1có nhiệm vụ giới hạn dòng qua TRIAC, còn R2giới hạn dòng qua cực

G.

Sau khi đã cấp nguồn ta đóng khoá SW (nghĩa là cực G được nối) khi đó đèn LED

sáng (tương đương với việc TRIAC dẫn). Ngắt khoá SW, nếu LED vẫn sáng tức là TRIAC còn hoạt động tốt.

Một phần của tài liệu Giáo trình chế tạo mạch in và hàn linh kiện (nghề điện tử công nghiệp sơ cấp) (Trang 27 - 30)