4. Mạch khuếch đại tín hiệu
4.1. Mạch khuếch đại tín hiệu dùng transistor
Mạch khuyếch đại được sử dụng rất nhiều trong thực tế, là mạch có tính chất khi ta đưa cào một tín hiệu nhỏ, ở ngõ ra sẽ xuất hiện một tín hiệu có biên độ lớn hơn nhiều lần.
Mạch khuyếch đại có điện áp tín hiệu ở ngõ ra lớn hơn điện áp tín hiệu ở ngõ vào được gọi là mạch khuyếch đại điện áp.
Mạch khuyếch đại có cường độ dòng điện tín hiệu ở ngõ ra lớn hơn cường độ dòng điện tín hiệu ở ngõ vào được gọi là mạch khuyếch đại dòng điện.
Mạch khuyếch đại có công suất tín hiệu ở ngõ ra lớn hơn công suất tín hiệu ở ngõ vào được gọi là mạch khuyếch đại công suất.
Hệ số khuyếch đại điện áp của mạch khuyếch đại (còn gọi là độ lợi) là tỉ số giữa
điện áp tín hiệu ra (Vout) trên điện áp tín hiệu vào (Vin). Hệ số khuyếch đại điện áp được
ký hiệu KV.
KV = Vout/ Vin.
Hệ số khuyếch đại dòng điện của mạch khuyếch đại (còn gọi là độ lợi) là tỉ số giữa
cường độ dòng điện tín hiệu ra (Iout) trên cường độ dòng điện tín hiệu vào (Iin). Hệ số
khuyếch đại dòng điện được ký hiệu KI.
KI = Iout/ Iin.
Hệ số khuyếch đại công suất của mạch khuyếch đại là tỉ số giữa công suất tín hiệu
ra (Pout) trên công suất tín hiệu vào (Pin). Hệ số khuyếch đại điện áp được ký hiệu KP. KP = Pout/ Pin = KV.KI.
Pout = Iout.Vout. Pin = Iin.Vin.
Trong mạch điện tử tùy theo tính năng hoạt động của mạch mà ta có thể thiết lập chế độ làm việc (hay hạng làm việc) của mạch đó một cách hợp lý. Cụ thể ta có thể thay
đổi chế độ làm việc của transistor bằng cách thay đổi chế độ phân cực VBEcủa nó tức thay
đổi điểm làm việc tĩnh Q của transistor đó.
Thông thường người ta có thể phân cực và cấp điện cho mạch khuyếch đại để mạch hoạt động ở một trong các chế độ sau:
- Chế độ A
- Chế độ B
- Chế độ AB
- Chế độ C