Mức độ biến động của thảm thực vật

Một phần của tài liệu So 44 (20_8_2019) (Trang 115 - 119)

1 Phòng Đảm bảo Chất lượng và Khảo thí, Trường Đại học Hồng Đức 2 Khoa Nông Lâm Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức

3.2. Mức độ biến động của thảm thực vật

3.2.1. Sự gia tăng mật độ cây tái sinh

Công thức tổ thành loài và số loài cây tham gia vào công thức tổ thành loài cây tái sinh theo từng ô điều tra qua các năm từ 1-18 loài. Kết quả điều tra thảm thực vật rừng khu vực nghiên cứu qua các ô điều tra cho thấy công thức tổ thành tầng cây tái sinh của từng ÔTC qua các năm từ 05 đến 09 loài cùng tham gia vào công thức tổ thành đƣợc thống kê qua bảng 3.

Bảng 3. Thống kê công thức tổ thành cây tái sinh trong các trạng thái rừng

IIIB 16,07 Rn + 14,29 Thr + 8,93 Gi + 7,14 Trƣm + 7,14 Trât + 7,14 Rb + 7,14 Trch + 7,14 Trtr IIIA3 16,44 Rn + 10,96 Thr + 8,22 Gi + 6,85 Rrx + 5,48 Trât + 5,48 Rb IIIA3 12,16 Rn + 10,81 Thr + 8,11 Gi + 6,76 Rrx + 5,41 Trât + 5,41 Rb + 5,41 Trch + 5,41 Trt IIIA3 11,27 Thr + 9,86 Rn + 8,45 Rrx + 7,04 Gi + 5,63 Đh + 5,63 Nch IIIA2 10,13 Thr + 10,13 Tm + 8,86 Lm + 8,86 Trtr + 8,86 Mr + 6,33 Gđ + 6,33 Rn IIIA2 11,39 Thr + 11,39 Mr + 10,13 Tm + 10,13 Lm + 8,86 Trtr + 5,06 Gđ + 5,06 Rrx + 5,06 Rn IIB 8,64 Lm + 7,41 Trtr + 6,17 Thr + 6,17 Rn + 5,0 Rrx + 5,0 Thb + 5,0 Tm IIB 10,84 Trtr + 6,02 Gđ + 6,02 Mr + 6,02 Lm + 5,0 Chẹo + 5,0 Rn + 5,0 Bl IIIA1 9,33 Bs + 8,0 Rrx + 6,67 Thr + 5,33 Rn + 5,33 Lm + 5,33 Tm + 5,33 Thb + 5,33 Trât + 5,33 Tr IIA 11,11 Mr + 8,33 Rrx + 6,94 Chẹo + 5,56 Trch + 5,56 Trtr +5,56 Tr + 5,56 Bs + 5,56 Mk IIA 10,93 Rrx + 5,88 Bl + 5,88 Trch + 5,88 Trtr + 5,88 Bs + 5,88 Tr IIA 11,59 Mr + 10,14 Trtr + 7,25 Lm + 5,8 Rn + 5,8 Thb

Qua bảng 3 cho thấy, với trạng thái rừng giàu và trung bình chủ yếu là các loài cây chịu bóng có giá trị kinh tế cao, nhƣ: Thị rừng (Thr), Táu muối (Tm), Re nhớt (Rn), Re bầu (Rb), Giổi (Gi), Trâm tía (Trât), Trám chim (Trch), Giẻ đỏ (Gđ),… còn các trạng thái rừng non và rừng nghèo công thức tổ thành chủ yếu là các loài cây ƣa sáng mọc nhanh có giá trị kinh tế thấp, nhƣ: Mò roi (Mr), Ba soi (Bs), Trẩu (Tr), Lòng mang (Lm), Thôi ba (Thb), Bời lời (Bl), Mắc khẻn (Mk),… Đặc điểm cấu trúc cây tái sinh hầu nhƣ không có sự biến động đáng kể giữa các năm và đang có xu hƣớng đơn giản hóa công thức tổ thành so với công thức tổ thành của tầng cây cao cùng trạng thái.

Đối với các trạng thái rừng non các cây gỗ tiên phong ƣa sáng ít giá trị kinh tế dần đƣợc thay thế bằng nhóm cây gỗ chịu bóng có giá trị kinh tế cao nhƣ (Thị rừng, Re nhớt, Giổi, Trƣờng mật, Nanh chuột, Chẹo, Trâm tía,…). Mật độ cây tái sinh biến động lớn từ 2400 ở trạng thái IIA lên 3860 ở trạng thái rừng IIIA1, đƣợc thể hiện qua bảng 4 và hình 1.

Bảng 4. Mật độ cây tái sinh trong các trạng thái rừng qua các năm

Năm IIIB IIIA3 IIIA3 IIIA3 IIIA2 IIIA2 IIB IIB IIIA1 IIA IIA IIA 2014 2640 3000 2920 2920 3040 3040 3000 3160 3680 2520 2440 2400 2016 2680 3000 2920 3000 3120 3080 3080 3240 3760 2560 2520 2520 2018 2680 3040 2960 3000 3160 3200 3320 3360 3840 2640 2560 2480

Hình 1. Mật độ cây tái sinh ở trạng thái rừng qua các năm

Theo thời gian mật độ cây tái sinh tăng lên ở hầu hết các trạng thái rừng, riêng đối với trạng thái rừng giàu IIIB và IIIA3 mật độ cây tái sinh tƣơng đối ổn định điều này cho thấy thảm thực vật rừng khu vực nghiên cứu đang có chiều hƣớng phục hồi tốt.

3.2.2. Diễn biến về phẩm chất cây tái sinh

Bên cạnh mật độ, phẩm chất cây có ảnh hƣởng quan trọng đến tốc độ và khả năng tham gia vào tầng cây cao của các cây thuộc tầng cây tái sinh. Kết quả phân loại, đánh giá tầng cây tái sinh đƣợc tổng hợp và biểu thị qua biểu đồ hình 2.

Số c ây T S tr on g ô Trạng thái rừng Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018 Cây

Hình 2. Diễn biến tỷ lệ cây tái sinh phẩm chất tốt qua các năm

Ở các trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2, IIIA3 và IIIB cây có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ trên 60%, trạng thái IIA tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất tốt chỉ dƣới 30%. Điều này cho thấy, đối với các trạng thái rừng IIB, IIIA1, IIIA2, IIIA3 và IIIB chúng ta chỉ cần khoanh nuôi, bảo vệ rừng vẫn có thể phục hồi tốt. Tuy nhiên, đối với trạng thái rừng IIA rất cần áp dụng các biện pháp làm giàu rừng thông qua giải pháp trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao song hành với biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ thì rừng mới nhanh chóng đƣợc phục hồi và điều chỉnh đƣợc công thức tổ thành tầng cây cao để phát huy tối đa hiệu năng phòng hộ kết hợp kinh tế của rừng đầu nguồn khu vực nghiên cứu.

4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

Chúng tôi, đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá những cơ sở khoa học quan trọng và đã rút ra một số kết luận nhƣ sau:

4.1.1. Về xu thế cấu trúc tầng cây cao

Mật độ tầng cây gỗ lớn tƣơng đối cao từ 445 - 755 cây/ha, số loài trong ÔTC biến động từ 23 - 48 loài, số loài tham gia vào công thức tổ thành từ 7 - 15 loài.

Tổ thành loài đƣợc kết hợp giữa nhóm loài cây ƣa sáng (Mò roi, Mắc khẻn, Trẩu, Hu đay, Lòng mang,…) và nhóm loài cây chịu bóng có giá trị kinh tế cao nhƣ: Thị rừng, Táu mật, Đinh hƣơng, Giổi, Ràng ràng, Giổi gừng, Trƣờng sâng, Dẻ gai, Trám.

Tỷ số đa dạng loài từ 2,649 - 3,431, và mức độ phong phú từ 2,277 - 3,863. Tỷ số hỗn loài (Hl1) ở các trạng thái rừng qua các năm tƣơng đối cao từ 1/4,3 đến 1/3,2, rừng tự nhiên khu vực nghiên cứu đã xuất hiện các loài dẫn đầu (ƣu thế chính).

4.1.2. Về xu thế biến đổi của cây tái sinh

Mật độ cây tái sinh của trạng thái rừng IIB, IIIA2, IIIA3 và IIIB khoảng 3000 cây/ha; riêng trạng thái IIIA1 > 3600 cây/ha, với tỉ lệ cây có phẩm chất tốt đạt trên 60%. Đối với trạng thái rừng non IIA mật độ cây tái sinh từ 2400 đến 2640 cây/ha, tỉ lệ

% c ây c ó ph ẩm c hấ t tố t Trạng thái rừng Năm 2014 Năm 2016 Năm 2018

phẩm chất cây tốt chỉ chiếm khoảng 35%, ít có khả năng thay đổi công thức tổ thành tầng cây cao. Chính vì vậy, đối với trạng thái rừng IIA rất cần áp dụng các biện pháp làm giàu rừng thông qua việc trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao song hành với biện pháp khoanh nuôi, bảo vệ.

Mật độ cây tái sinh trạng thái rừng IIIA2, IIIA1, IIB và IIA tăng theo thời gian, riêng trạng thái rừng giàu IIIB và IIIA3 không có sự biến động đáng kể. Bên cạnh đó số cây tái sinh phẩm chất tốt ở hầu nhƣ các trạng thái rừng đều tăng; riêng trạng thái rừng IIB tỉ lệ cây tái sinh có phẩm chất tốt của năm sau thấp hơn năm trƣớc, nhƣng số cây tái sinh có phẩm chất tốt gần nhƣ đƣợc giữ ổn định.

4.2. Khuyến nghị

Cần có những nghiên cứu tiếp theo, hệ thống và toàn diện hơn cho đối tƣợng nghiên cứu về quy mô cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu.

Cần có những nghiên cứu tiếp theo về tốc độ, khả năng của tầng cây tái sinh tham gia vào tầng tán của tầng cây cao để dự báo chính xác khoảng thời gian cần thiết mà chỉ số diện tích tán rừng đáp ứng yêu cầu phòng hộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1998), Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, QPN 21-98) ban hành kèm theo Quyết định số 175/1998/QĐ/ BNN/ KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, tập II, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

[3] Nguyễn Anh Dũng (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên và đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên ở Lâm trường Sông Đà - Hoà Bình, Luận văn Thạc sỹ Lâm nghiệp, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. [4] Vũ Tiến Hinh, Phạm Văn Điển (2006), Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng

bằng khoanh nuôi tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, Báo cáo Khoa học đề tài cấp Bộ, Đại học Lâm Nghiệp.

[5] Phạm Xuân Hoàn, Phạm Minh Toại (2013), Kỹ thuật lâm sinh, Giáo trình, Đại học Lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.

[6] Bùi Chính Nghĩa (2012), Nghiên cứu cấu trúc và động thái rừng tự nhiên phục hồi vùng Tây Bắc. Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội. [7] Phạm Thế Vĩnh (chủ nhiệm đề tài) (2009), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu

đề tài khoa học cơ bản "Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc thảm thực vật ảnh hưởng đến lũ lụt, hạn hán lưu vực sông Chu, đề xuất các giải pháp giảm thiểu", Viện Địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội, 2009.

[8] George Baur (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vƣơng Tấn Nhị dịch, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Một phần của tài liệu So 44 (20_8_2019) (Trang 115 - 119)