Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ gieo cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng S tím vụ Đông Xuân tại Thanh Hóa

Một phần của tài liệu So 44 (20_8_2019) (Trang 133 - 135)

, Lê Thị Hƣơng

3 Học viên lớp Khoa học Cây trồng K9, Khoa Nôn g Lâ m Ngư nghiệp, Trường Đại học Hồng Đức 4 Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật giống cây trồng Thanh Hóa

3.4. Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời vụ gieo cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng S tím vụ Đông Xuân tại Thanh Hóa

Bảng 4. Ảnh hƣởng của thời vụ gieo cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng S tím trong vụ Đông Xuân tại Thanh Hóa

Công thức Tổng Số bông/khóm (bông) Tổng số hạt /bông (hạt) Tỉ lệ hạt chắc (%) P.1000 (g)

Năng suất (tấn/ha) Số Ngày gieo mạ

(ngày/tháng) Lý thuyết Thực thu

Vụ Đông Xuân 2015 - 2016 1 05/12/2015 6,2 115,0 52,3 22,1 3,30 2,81 2 10/12/2015 6,8 113,2 56,2 22,2 3,84 3,26 3 15/12/2015 6,6 111,9 58,2 22,4 3,85 3,27 4 20/12/2015 6,3 119,4 46,8 22,2 3,12 2,73 5 25/12/2015 6,1 114,1 36,4 22,0 2,23 1,74 CV(%) 5,8 LSD0.05 0,43 Vụ Đông Xuân 2017 - 2018 1 05/12/2017 6,2 123,4 47,7 22,2 3,24 2,79 2 10/12/2017 6,6 122,1 50,7 22,2 3,63 3,07 3 15/12/2017 6,8 121,3 52,2 22,2 3,82 3,24 4 20/12/2017 6,3 129,9 41,4 22,3 3,02 2,68 5 25/12/2017 6,1 123,5 35,8 22,1 2,38 2,04 CV(%) 6,4 LSD0.05 0,33

Số liệu bảng 4 cho thấy:

Số bông/khóm: Vụ Đông Xuân 2015 - 2016, TV2 có số bông/khóm cao nhất (6,8 bông/khóm), thấp nhất là TV5 (6,1 bông/khóm). Vụ Đông Xuân 2017 - 2018, TV3 có số bông/khóm cao nhất là 6,8 bông/khóm, thấp nhất là TV5 (6,1 bông/khóm).

Số hạt/bông chênh lệch không nhiều giữa các thời vụ nhân dòng. Dao động từ 111,9 hạt/bông (TV3) đến /bông đến 119,4 hạt/bông (TV4) (vụ Đông Xuân 2015 - 2016) và từ 121,3 hạt/bông (TV3) đến 129,9 hạt/bông (TV4).

Số hạt chắc/bông có sự sai khác khá rõ giữa các thời vụ nhân dòng, cao nhất là TV3 đạt 58,2% (Đông Xuân 2015 - 2016) và 52,2% (Đông Xuân 2017 - 2018). Thấp nhất là TV5 đạt 36,4% (Đông Xuân 2015 - 2016) và 35,8% (Đông Xuân 2017 - 2018).

Khối lƣợng 1.000 hạt có sự thay đổi qua các thời vụ nhƣng không có ý nghĩa. Năng suất thực thu: Vụ Đông Xuân 2015 - 2016, thời vụ 2 và thời vụ 3 có năng suất thực thu cao nhất là 3,26 tấn/ha và 3,27 tấn/ha, cao hơn các thời vụ khác một cách có ý nghĩa ở mức xác suất đáng tin cậy 95% với LSD0.05 = 0,43 tấn/ha. TV1 và TV4 có năng suất thực thu thấp hơn TV2 và TV3, nhƣng cao hơn TV5 ở mức có ý nghĩa. TV5 năng suất thấp nhất so với các thời vụ khác chỉ đạt 1,74 tấn/ha. Tƣơng tự nhƣ vậy ở vụ Đông Xuân 2017 - 2018, TV3 có năng suất thực thu cao nhất đạt 3,24 tấn/ha; tiếp đến là TV2 đạt 3,07 tấn/ha. Thấp nhất là TV5 chỉ đạt 2,04 tấn/ha. Sự chênh lệch nhau giữa TV2, TV3 và các TV2, TV4 và TV5 ở mức xác xuất 95% với LSD0.05 = 0,33 tấn/ha.

Nhƣ vậy, qua 2 vụ thí nghiệm nghiên cứu về thời vụ nhân dòng cho thấy: Khung thời vụ gieo mạ phù hợp cho dòng S tím tại Thanh Hóa từ 10/12 - 15/12 là tốt nhất, không nên gieo trƣớc và giao sau khoảng thời gian này.

4. KẾT LUẬN

Dòng bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ S tím nhân đƣợc trong vụ Đông Xuân tại Thanh Hoá.

Dòng S tím gieo mạ từ 10/12 - 15/12, có tỷ lệ hạt phấn hữu dục cao, trỗ bông vào thời điểm khá thuận lợi tỷ lệ đậu hạt khá cao và năng suất thực thu cao nhất trong các thời vụ nhân dòng đạt từ 3,26 - 3,27 tấn/ha (vụ Đông Xuân 2015 - 2016) và 3,07 - 3,24 tấn/ha (vụ Đông Xuân 2017 - 2018). Nếu gieo sớm hoặc muộn hơn đều cho năng suất thấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT- của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

[2] Nguyễn Công Tạn, Ngô Thế Dân, Hoàng Tuyết Minh, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Trí Hoàn, Quách Ngọc Ân (2002), Lúa lai ở Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. [3] Nguyễn Bá Thông (2010), Ảnh hưởng của thời vụ gieo cấy đến khả năng nhân

dòng bất dục đực chức năng di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ (TGMS) giống lúa Pei ải 64S, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 1, trang 50.

[4] Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Bá Thông và cộng sự (2013), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân dòng lúa bất dục đực di truyền nhân cảm ứng nhiệt độ T1S96 tại Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 1, trang 92.

[5] Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (1996), Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa, P.O.Box 933.1099, Manila, Philippines, Xuất bản lần thứ tƣ, (Nguyễn Hữu Nghĩa Dịch).

[6] Yuan.L.P. and Xi.Q.F (1995), Technology of hybrid rice production, Food and Agriculture Organization of the United Nation - Rome 1995, 84 p.

[7] Yuan L.P (2016), Future outlook on hybrid rice research and development, In Abstract of the 4th International Symposium on Hybrid Rice. 14 - 17 May 2016, Melia, Hanoi - Viet Nam.

Một phần của tài liệu So 44 (20_8_2019) (Trang 133 - 135)