Bệnh thường gặp trên lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 33 - 35)

2.2.7.1. Hội chứng tiêu chảy

* Nguyên nhân

- Do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc quản lý không tốt Glawisschning E., Bacher H. (1992) [32].

- Lợn con bị nhiễm khuẩn: Bệnh hội chứng tiêu chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E.coli, Salmonella...

- Do thời tiết khí hậu: Các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [5].

- Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung. - Lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần.

- Bệnh hội chứng tiêu chảy trên lợn con do E.coli có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi theo mẹ nào nhưng thường có hai thời kỳ cao điểm là 0 - 5 ngày tuổi và 7 - 14 ngày tuổi (Nagy và Péter Zs. Fekete (2005) [38].

- Theo Trần Đức Hạnh (2013) [10], lợn con ở 1 số tỉnh phía bắc mắc hội chứng tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%; tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày.

* Triệu chứng

- Dấu hiệu lâm sàng: Tiêu chảy trên lợn có thể xảy ra ở bất cứ ngày tuổi

nào trong suốt giai đoạn bú mẹ nhưng thường được chia làm 2 gia đoạn, trước 5 ngày và khoảng 7 đến 14 ngày.

- Thể cấp tính: Dấu hiệu duy nhất là lợn con đang khỏe mạnh chết đột

ngột, triệu chứng lâm sàng ở lợn con bị nhiễm bệnh là:

+ Lợn nằm chồng lên nhau, run rẩy ở một góc chuồng. + Vùng da xung quanh hậu môn và đuôi ướt.

+ Phân nước, màu kem, màu vàng, phân lợn tiêu chảy thường dính trên da của những con lợn khác.

+ Lợn con tiêu chảy mất nước, mắt lõm, da nhăn, lông xù xì.

- Thể á cấp tính: Thường ở giai đoạn 7-14 ngày, biểu hiện phân từ lỏng

như nước đến sáp như kem, thường có màu vàng hoặc trắng.

2.2.7.2. Bệnh đường hô hấp

* Nguyên nhân

Do môi trường và chăm sóc quản lý: Bệnh hô hấp có liên quan rất mật thiết với tiểu khí hậu chuồng nuôi.

Do virus: Do virus gây bệnh giả dại, virus gây bệnh tai xanh, virus gây bệnh cúm, Circovirus

Do vi khuẩn: Actinobacillus pleuropneumoniae (APP), Bordetella bronchiceptica, Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, Streptococcus suis, Salmonella cholera suis, Mycoplasma…

Do ký sinh trùng: Do giun phổi, ấu trùng giun tròn.

* Triệu chứng

Lợn bệnh sốt nhẹ 40,5 - 41oC, bắt đầu từ triệu chứng hắt hơi chảy nước mũi, sau đó chuyển thành dịch nhầy.

Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh, gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.

Theo Lê Văn Năm (2013) [20], thì thời kỳ nung bệnh dài từ 1 - 4 tuần, nhưng cũng có thể sau 1 - 3 ngày nếu chưa có mặt của Haemophilus.

Lợn thở thể ngực phải chuyển sang thở thể bụng, nhiều con thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi bị xua đuổi, nhiều con không có phản xạ sợ sệt, vẻ mặt rầu rĩ, mí mắt sụp, tai không ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo nhịp thở gấp, nhịp tim và nhịp thở đều tăng cao.

Khi sờ nắn hoặc gõ để khám bệnh, lợn đau ở vùng phổi, rõ nhất là 1 - 2 đôi xương sườn đầu giáp bả vai.

2.2.7.3. Bệnh viêm khớp

* Nguyên nhân

Do Streptococcus suis, là vi khuẩn gram (+) gây viêm khớp ở mọi lứa

tuổi lợn dạng cấp và mãn. Bệnh thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da.

* Triệu chứng

Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau (Nguyễn Ánh Tuyết, 2015) [45].

Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10 - 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn từ 1 - 6 tuần tuổi. Bệnh xảy ra ở 3 thể:

+ Thể quá cấp tính: Gây chết lợn nhanh, lợn sốt rất cao, bỏ ăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn có triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiễng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc, viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não tủy nhiều và có màu đục.

+ Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, lông da sởn lên suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to.

+ Thể mạn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mạn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu, tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe).

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)