Tình hình sinh sản của lợn nái trực tiếp theo dõi tại trại

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 46 - 48)

Để đánh giá về tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, em đã thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Tháng Số nái đẻ (con) Nái đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Số nái đẻ khó phải can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 8/2020 40 39 97,50 1 2,50 9/2020 41 41 100 0 0 10/2020 40 39 97,50 1 2,50 11/2020 41 40 97,56 1 2,44 12/2020 40 40 100 0 0 Tổng 202 199 98,51 3 1,50

Qua bảng 4.3 cho thấy: Số lượng lợn đẻ mỗi tháng, số nái đẻ bình thường và số nái đẻ phải can thiệp tại cơ sở. Tỷ lệ nái đẻ phải can thiệp thấp, trung bình là 1,50%. Số lợn nái đẻ phải can thiệp với tỷ lệ thấp là do trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đã thực hiện đúng quy trình về thức ăn cho lợn nái mang thai và kỹ thuật chăm sóc lợn nái đẻ.

Để đạt được kết quả này, trước tiên phải làm tốt việc theo dõi lợn trong thời gian mang thai. Xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho lợn đẻ, dự kiến ngày đẻ để chuẩn bị tốt công tác hộ lý cho lợn trong quá trình đẻ và sau khi đẻ. Những ngày lợn nái sắp sửa đẻ phải có người thường xuyên trực để kiểm tra tình trạng của lợn và có những xử lý kịp thời. Khi lợn nái xuất hiện các triệu chứng như: rặn nhiều lần, chảy nước ối, thường co một chân sau nhưng không đẻ được hoặc lợn đã đẻ một số con rồi nhưng ngưng đẻ trong thời gian từ một giờ trở lên thì ta phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong quá trình can thiệp lợn đẻ khó em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm như: không được vội vàng sử dụng ngay thuốc kích thích đẻ khi chưa tiến hành kiểm tra xác định nguyên nhân gây đẻ khó. Cách kiểm tra xác định nguyên nhân như sau: cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng, sau đó xoa nhẹ lên tay một ít gel bôi trơn; chụm thẳng năm đầu ngón tay nhẹ nhàng đưa vào qua âm hộ theo nhịp rặn đẻ. Nếu thai nằm ngang thì dùng các đầu ngón tay lần tìm ngôi đầu lợn con nhẹ nhàng xoay hướng theo ngôi thuận và lôi từ từ ra ngoài theo nhịp rặn đẻ. Nếu xác định không phải là thai nằm ngang thì lúc đó mới tiêm thuốc kích thích đẻ (Oxytoxin) cho lợn nái. Sau khi can thiệp bằng tay để lấy thai ra cần thụt rửa âm đạo bằng nước muối pha loãng, dùng các loại thuốc kháng sinh để chống viêm tử cung, âm đạo. Ngoài ra còn kết hợp với các loại thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho lợn.

Ngoài ra để khắc phục, hạn chế hiện tượng đẻ khó thì trong công tác chọn giống cần chọn lợn hậu bị đúng kỹ thuật về ngoại hình, cần loại bỏ những lợn dị dạng, lợn nhỏ, xương chậu hẹp và lợn nái quá già. Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không gây ồn ào trong khi lợn đẻ. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, bổ sung kịp thời các nguyên tố vi lượng giúp cho quá trình tiết hoormon phù hợp với từng giai đoạn.

Qua quá trình can thiệp lợn đẻ khó tại trại em đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng nghề, can thiệp lợn đẻ khó được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên lợn con sinh ra được an toàn, không làm ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của trại.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại s2 công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)