Hiệp - Tân Kim - Phú Bình - Thái Nguyên
Căn cứ vào triệu chứng điển hình của bệnh, em xác định được chính xác bệnh xảy ra trên từng đối tượng lợn nái và tiến hành đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh cụ thể. Đối với lợn nái đẻ và nuôi con được nuôi riêng trong từng ô chuồng nên thuận tiện cho việc chẩn đoán, kiểm soát bệnh cũng như công tác điều trị. Đối với lợn con theo mẹ, những cá thể mắc bệnh sẽ được đánh dấu hoặc tách riêng để điều trị.
Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản trong thời gian thực tập
Tên STT bệnh Viêm 1 tử cung 2 Viêm vú
Kết quả bảng 4.12. cho ta biết được kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, cao nhất là bệnh viêm vú và mất sữa với tỷ lệ khỏi là 100%, thấp nhất là bệnh viêm tử cung với tỷ lệ khỏi là 38,45%. Đối với trường hợp điều trị không thành công, nhận thấy không còn khả năng sinh sản hoặc không mang lại hiệu quả cao trang trại sẽ xử lý bằng cách bán loại.
Bệnh viêm vú và mất sữa có tỷ lệ khỏi bệnh cao là do bệnh dễ phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh viêm tử cung có kết quả điều trị khỏi thấp là do lợn nái đã đẻ nhiều lứa tử cung cũng có phần ảnh hưởng từ đó trại quyết định loại thải lợn nái mà không điều trị.
Qua quá trình thực tập em đã học được một số kinh nghiệm như sau: Đối với bệnh viêm tử cung, sát nhau ngoài việc sử dụng kháng sinh đúng thời gian, liều lượng thì các biện pháp can thiệp phải đảm bảo vệ sinh và kỹ thuật, ngoài ra việc hộ lý chăm sóc lợn trong thời gian bị bệnh cũng là điều hết sức phải chú ý, tạo cho con vật một môi trường tốt cũng như điều kiện, sức khỏe tốt để có thể sớm khỏe mạnh. Đối với viêm vú, mất sữa phải thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, tạo cho con vật cảm giác thoải mái, điều chỉnh số lượng lợn con hợp lý, tạo điều kiện cho con vật nhanh chóng khỏi bệnh, đồng thời không gây ra hiện tượng stress, làm đau, viêm nơi tiêm.