Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TRONG VIỆC LỰA CHỌN THƯƠNG HIỆU DÒNG SẢN PHẨM THỰC PHẨM NHẬP KHẨU TỪ NGA (Trang 30 - 35)

- Đẩy mạnh quảng cáo

Thực phẩm Nga cần được quảng bá rộng rãi hơn để tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Với lợi thế về giá và mẫu mã chất lượng cũng không kém cạnh gì các thực phẩm nhập khẩu khác, việc xúc tiến quảng cáo sản phẩm là một trong những đề xuất chúng tôi thấy có tính khả thi nhất.

Cụ thể, vì cũng là thực phẩm nhập khẩu như bao sản phẩm khác, việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng là quá tốn kém nên việc đẩy mạnh quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội như Facebook và Instagram, ngoài ra tăng cường việc phân phối không chỉ ở trong các siêu thị mà ngành hàng này cũng nên được quảng bá mạnh mẽ hơn trên các trang thương mại điện tử.

- Định vị thương hiệu

Một điểm yếu của hàng hóa thực phẩm Nga đó là tên thương hiệu không rõ ràng. Mọi người chỉ nhắc tới những cái tên như: “Thịt lợn Nga, phô mai Nga, Salami Nga, v.v..” mà quên đi một điều quan trọng đó là các sản phẩm đó đều có một tên thương hiệu riêng. Chỉ là các tên thương hiệu này đều là tiếng Nga và khó Việt hóa, do đó người tiêu dùng chưa có một sự quan tâm và nhận biết đến thương hiệu các loại thực phẩm này.

Điều chúng ta cần làm ở đây đó là với mỗi một sản phẩm, trong phần phụ đề bằng tiếng Việt phải ghi rõ tên sản phẩm và tên thương hiệu Việt hóa đi kèm. Điều này giúp hình thành trong nhận thức người tiêu dùng tên những thương hiệu phổ biến và từ đó tạo nên sự trung thành nhất định. Những khách hàng đó sẽ rất dễ để khai thác Customer Insight, giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và các quy trình bán hàng.

- Thích nghi hóa

Để phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam, các sản phẩm thực phẩm Nga có thể cải biến thay đổi để người Việt Nam dễ dàng sử dụng hơn. Để làm được điều này cần phải lập một hệ thống feedback của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm, sau đó phản ánh lại các feedback với các công ty sản xuất thực phẩm nói trên để họ cân nhắc chỉnh sửa cho hợp lý, phù hợp với khẩu vị, thị hiếu của người Việt.

33

Như đã đề cập ở phần đẩy mạnh quảng cáo, việc marketing trực tiếp nên được thực hiện tại các hội nghị xúc tiến thương mại vì nó là kênh hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

- Mở rộng thương mại điện tử

Với việc mua hàng online phát triển rầm rộ như hiện nay, mở rộng kênh phân phối trên các sàn thương mại điện tử là một cơ hội vô cùng tiềm năng cho thực phẩm nhập khẩu Nga trong việc tiếp cận những khách hàng mới, giảm thiểu chi phí bán hàng và tăng thị phần.

34

KẾT LUẬN

Bài tiểu luận đã chỉ ra “nhân tố ảnh hưởngtới hành vi người tiêu dùng Việt Nam trong việc lựa chọn thương hiệu dòng sản phẩm thực phẩm nhập khẩu từ Nga” và đề xuất một số giải pháp phù hợp.

Thực phẩm Nga là một mặt hàng có rất nhiều tiềm năng ở thị trường Việt Nam. Xuất phát từ tình cảm và tình hữu nghị anh em giữa Việt Nam và Nga cộng thêm việc chịu tác động mạnh mẽ từ các hiệp định thương mại quốc tế giữa Nga và Việt Nam, thực phẩm Nga nhập khẩu vào Việt Nam có giá cả vô cùng phải chăng, thậm chí có phần rẻ hơn về một số mặt hàng điển hình như thịt lợn.

Thực phẩm Nga có truyền thống sản xuất lâu đời và cũng là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao với quy trình khép kín, chất lượng đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận. Ngoài ra, sự chủ động về nguồn nguyên liệu và quá trình sản xuất giúp thực phẩm Nga có lợi thế cạnh tranh về giá cả so với những sản phẩm cùng chủng loại của các quốc gia khác. Nếu có những biện pháp đẩy mạnh nhận diện thương hiệu, các chiến dịch quảng bá hợp lý và chú trọng vào việc bổ sung các kênh phấn phối cho sản phẩm, thực phẩm Nga hứa hẹn sẽ nắm giữ được lượng lớn thị phần tại một thị trưởng cởi mở về ẩm thực và sinh ngoại như Việt Nam.

Nhóm mới chỉ sử dụng công cụ nghiên cứu định tính nên chưa nêu ra được sự ảnh hưởng định lượng của các nhân tố. Bên cạnh đó, do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn hẹp nên các đề xuất nhóm đưa ra còn hạn chế về số lượng và chưa được đào sâu về chất lượng. Đối với nghiên cứu trong tương lai liên quan tới đề tài này cần nỗ lực hơn nữa, mở rộng phạm vi nghiên cứu ra quy mô lớn hơn và sử dụng các công cụ định lượng. Qua đó có thể đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố chính xác hơn, từ đó đưa ra được nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp và thiết thực cho doanh nghiệp.

35

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn đã xuất bản

1 Lee, Sang-Ho & Lee, Hyeseon & Kim, Yun-Dae & Jun, Chi-Hyuck. (2010), “Estimation of a Structural Equation Model Including Brand Choice Probabilities”, Journal of Korean Institute of Industrial Engineers.

2 Richard Tay & William J. Qualls (1994) ,"Modeling Household Brand Choice: the Impact of Customer Evaluations of Quality and Household Characteristics", AP - Asia Pacific Advances in Consumer Research Volume 1.

3 Carolyn Turner Schenk & Rebecca H. Holman (1980) ,"A Sociological Approach to Brand Choice: the Concept of Situational Self Image", NA - Advances in Consumer Research Volume 7.

4 S., Vijayalakshmi (2013), “An impact of consumer buying behavior in decision making process in purchase of electronic home appliances in Chennai (India): an empirical study”.

5 Chan, chu-chai (2005), “Online auction customer segmentation using a neural network model”, International Journal of Applied Science and Engineering Int. J. Appl. Sci. Eng.

6 Lee, YC., Wang, YC., Lu, SC. et al, (2016), “An empirical research on customer satisfaction study: a consideration of different levels of performance”, SpringerPlus 5.

Nguồn điện tử

1 Phùng Nguyệt (2020), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu, truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <https://vietnambiz.vn/hiep- dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-lien-minh-kinh-te-a-au-

20200110220142524.htm>.

2 Xuân Anh (2016), Doanh nghiệp thực phẩm Nga tìm cơ hội vào thị trường Việt Nam, truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <https://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-thuc-pham-nga-tim-co-hoi-vao-thi- truong-viet-nam/420786.vnp>.

3 Model of consumer buyer behaviour - marketing management (không năm xuất bản), truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <

36 https://www.wisdomjobs.com/e-university/marketing-management-tutorial- 294/model-of-consumer-buyer-behaviour-9322.html>.

4 “Consumer Behaviour” (2020), Wikipedia, truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <https://en.wikipedia.org/wiki/Consumer_behaviour>.

5 Những yếu tố ảnh hưởng tới ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng thành thị Việt nam (2020), truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <

http://sdh.neu.edu.vn/xem-tai-lieu/Nhung-yeu-to-anh-huong-to%CC%81i-y- dinh-mua-thuc-pham-huu-co-cua-nguoi-tieu-dung-thanh-thi-Viet-

nam__605.html?fbclid=IwAR2PzdnubghKDhIJj4HRIN- VIhZX10zWMuA8LU0it5MzChWys8pm4G8Y5VQ>.

6 “Vietnam Corporate Tax Rate” (2020), Trading Economics, truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <https://tradingeconomics.com/vietnam/corporate-tax- rate>.

7 “Vietnam GDP” (2020), Trading Economics, truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <https://tradingeconomics.com/vietnam/gdp>.

8 Samuel, P (2020), “Vietnam’s Business License Tax Exemption: Highlights of Decree 22”, truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <https://www.vietnambriefing.com/news/vietnams-business-license-tax-

exemption-decree-22.html/>.

9 “Vietnam Overview” (2019), World Bank, truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview#>.

10 “Labor force, total – Vietnam” (2019), World Bank, truy cập lần cuối 3 tháng 12

năm 2020,

từ <https://data.worldbank.org/indicator/SL.TLF.TOTL.IN?locations=VN>. 11 “Vietnam Pocket Tax Book 2019” (2019), PwC Vietnam, truy cập lần cuối 3

tháng 12 năm 2020, từ <https://www.pwc.com/vn/en/publications/vietnam- publications/ptb-2020.html>.

12 “Doing business in Viet Nam” (2019), PwC Vietnam, truy cập lần cuối 3 tháng 12 năm 2020, từ <https://www.pwc.com/vn/en/publications/vietnam- publications/dbg-2020.html>

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TRONG VIỆC LỰA CHỌN THƯƠNG HIỆU DÒNG SẢN PHẨM THỰC PHẨM NHẬP KHẨU TỪ NGA (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)