Phân tích độ nhạy ( What – If Analysi s)

Một phần của tài liệu Giáo trình học tập chuyên đề xử lý bảng tính excel nâng cao trung tâm tin học sao việt biên hòa (Trang 72 - 76)

Excel luôn có dữ liệu đồ thị và biểu đồ rất phong phú để mô tả dữ liệu và xu hướng. Với What-If Analysis (phân tích điều gì sẽ xảy ra) là phương pháp cơ bản nhất để truy vấn dữ liệu trong bảng tính. Giả sử, bạn thiết lập công thức tính Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. Bạn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy với kết quả Lợi nhuận nếu Doanh thu thay đổi hoặc Chi phí thay đổi hoặc cả2 cùng thay đổi?

1.1.1.11. Phân tích 1 chiều

Ví dụ: Một người kinh doanh máy tính, mua sản phẩm Laptop với giá 15,000,000 đồng và bán với giá 17,000,000 đồng.

Lợi nhuận sẽ là: 17,000,000-15,000,000= 2,000,000 Lập bài toán:

Giá mua biến động theo thời gian như hình:

Ta xét độ nhạy của lợi nhuận khi giá mua thay đổi. - Chọn vùng : B7:F8

- Vào Tab Data  group Data Tools  What – If Analysis  Data Table

- Nếu bạn chạy độ nhạy theo hàng, như trong ví dụ này thì bạn chọn Row input cell và nhập vào đang chứa giá trị thay đổi (ở đây ta đang xét giá mua thay đổi). Nếu bạn thiết kế giá trị thay đổi theo Cột thì bạn sẽđưa địa chỉ ô có giá trịthay đổi là: Column input cell.

- Chọn OK để xem kết quả.

"Với mỗi thay đổi của giá mua sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi, như ở ví dụ này ta thấy. khi giá mua >= 15,000,000 thì lợi nhuận <= 0. người bán không có lợi nhuận”

1.1.1.1. Phân tích 2 chiều

Phân tích độ nhạy 2 chiều xét tới sựảnh huỏng của 2 biến x1 và x2 lên biến y. y là biến phụ thuộc của x1 và x2.

Quay lại với ví dụ trên. ta lấy trường hợp giá mua là x1: thay đổi và giá bán sản phẩm x2 thay đổi.

- Chọn vùng B7:F10.

- Vào Tab Data  group Data Tools  What – If Analysis  Data Table

- Sau đó chọn Row input cell và Column input cell theo bảng mà bạn thiết kế. - Chọn OK hoàn thành.

Ngoài ra ta còn có Goal seek (Hàm mục tiêu) thường áp dụng trong các bài toán như tính doanh thu hòa vốn, thay đổi một chỉ tiêu chi phí nào đó để có được lợi nhuận như mong muốn, tính tổng chi phí cho tổng chi phí ròng phải trả… Và dạng Phân tích tình huống (Scenario) : Là dạng phân tích “what-if”, phân tích tình huống thừa nhận rằng các biến nhất định có quan hệtương hỗ với nhau. Do vậy, một số ít biến số có thể thay đổi theo một kiểu nhất định tại cùng một thời điểm. Tập hợp các hoàn cảnh có khả năng kết hợp lại để tạo ra “các trường hợp” hay “các tình huống” khác nhau là:

a. Trường hợp xấu nhất/ Trường hợp bi quan

b. Trường hợp kỳ vọng/ Trường hợp ước tính tốt nhất

c. Trường hợp tốt nhất/ Trường hợp lạc quan

Ghi chú: Phân tích tình huống không tính tới xác suất của các trường hợp xảy ra

Một phần của tài liệu Giáo trình học tập chuyên đề xử lý bảng tính excel nâng cao trung tâm tin học sao việt biên hòa (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)