Kĩ thuật chữa cháy

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 84 - 86)

Muốn phát huy hết tính năng của các phương tiện chữa cháy, chúng ta cần phải nắm vững cấu tạo, chức năng và cách sử dụng của từng thiết bị chữa cháy.

a) Bình bọt AB-P10 (loại 10 lít)

- Cấu tạo: thân bình có dạng hình trụ tròn làm bằng thép và được sơn màu đỏ để dễ nhận biết. Bình chứa dung dịch NaHCO3 (B) có màu trắng, vị mặn. Ở giữa bình có một chaithuỷ tinh hoặc nhựa chứa dung dịch Al2S4 (A) có màu ngà, vị chua. Phía gần cổ bình có núm vòi phun, nắp bình bằng sắt được bắt chặt với thân bình bằng ốc vít có quai xách.

- Chức năng: bình bọt thường để chữa các đám cháy xăng dầu, cồn rượu và một số chất lỏng cháy khác. Khi phun vào đám cháy, bọt nhẹ hơn vật cháy nên nổi lên bề mặt, liên kết với nhau tạo thành lớp màng ngăn không cho không khí tiếp xúc với vật cháy, làm cho lửa tắt. Mặt khác, trong bọt có nước nên khi phun vào đám cháy, nước làm hạ nhiệt độ đám cháy. Thời gian phun một bình là 1 phút, tầm phun xa từ 8-10m, diện tích đám cháy có thể khống chế từ 1-2m2.

- Cách sử dụng: sau khi lấy bình ra khỏi vị trí, tay phải xách bình đến cách đám cháy từ 5-7m, rồi dùng tay trái rút que sắt thông vòi, lật ngược và xóc mạnh bình một vài lần. Một vài giây sau đó bọt sẽ phun ra.

- Cách bảo quản: bình bọt AB có 2 loại hoá chất để tách biệt nhau nhưng lại thông nhau ở trên cổ bình nên khi vận chuyển phải đặt thẳng đứng, không được

để nghiêng, ngã. Nên có giá treo hoặc đỡ, tránh làm đổ bình, thường xuyên kiểm tra vòi phun, để bình ở nơi râm mát.

- Cách pha thuốc bột AB: cho một gói thuốc A vào 0,95 lít nước ấm, khuấy đều, dùng vải lọc để nguội và cho vào bình nhựa. cho một gói thuốc B vào 6 lít nước, khuấy đều, đổvào bình sắt, cho bình nhựa vào và đậy nắp bình lại.

b) Bình khí CO2:

- Cấu tạo: Bình chữa cháy khí CO2 có nhiều loại khác nhau nhưng cấu tạo giống nhau gồm bình thép chịu lực chứa CO2 lỏng, van xả, ống dẫn khí và loa phun. Khí CO2được nén dưới áp suất lớn, hoá lỏng và được chứa trong các bình thép chịu lực có các cỡ khác nhau 2kg, 6kg, 8kg.

- Chức năng: vì không duy trì sự cháy nên người ta sử dụng CO2 làm chất chữa cháy. Do khí CO2có tỉ khối lớn nên khi phun vào đám cháy, chúng bám vào bề mặt của chấtcháy và đẩy không khí ra ngoài, làm ngạt đám cháy. Mặt khác do CO2 dạng lỏng khi phun ra ngoài dạng tuyết, nhiệt độ -74oC và làm lạnh đám cháy. Không dùng bình khí CO2để dập tắt các đám cháy có bột Al và Mg vì CO2

tác dụng được với chúng, giải phóng cacbon và sinh nhiệt lớn. Không dùng bình CO2 để dập đám cháy có nhiệt độ cao hơn 1500oC vì sẽ sinh ra CO và lại cháy tiếp. Không chạm tay vào ống kim loại xả CO2vì sẽ bị bỏng lạnh. Dùng bình CO2

để dập các đám cháy thiết bị điện tử vì không làm chập các vi mạch.

- Cách sử dụng: lấy bình ra khỏi giá đỡ, nhanh chóng mang bình đến đám cháy, đặt bình xuống đất, tay trái rút chốt an toàn rồi cầm loa phun hướng vào gốc lửa, tay phải văn mở van xả khí. Loa phun càng gần gốc lửa càng tốt, phun liên tục cho đến khi lửa tắt hẳn.

- Cách bảo quản: bình khí CO2có thể sử dụng nhiều lần, vì vậy cần phải bảo quản tốt. Nếu trong bình còn CO2thì đóng van để sử dụng tiếp. Nếu hết thì phải nạp đầy lại để sẵn sàng phòng cháy chữa cháy.

c) Bình bột khô chữa cháy:

- Cấu tạo: so với một số chất chữa cháy khác, bột khô có nhiều ưu điểm hơn.

Bột khô gồm NaHCO3 dạng mịn và chất phụ gia chống vón cục được nạp vào

bình thép chịu lực. Bình bột khô trên thị trường có nhiều cỡ khác nhau 2kg, 4 kg, 5kg và 6kg. Để tiện sử dụng loại 4kg là thông dụng nhất. Trên bình còn có ghi thêm các chữ cái A, B, C, D, E tương ứng với các chất chống cháy dạng rắn, lỏng, khí và kim loại.

- Chức năng: bột đưa vào vào đám cháy nhờ hơi khí đẩy ra qua cơ cấu van và ống dẫn của bình. Khi bột được phun vào đám cháychúng xâm nhập vào vùng cháy tạo thành một đám mây bột, làm hạn chế các phản ứng cháy nhờ giảm lượng khí O2. Mặt khác dưới tác dụng nhiệt của đám cháy, bột chảy ra phủ lên vật cháy, ngăn không khí không tiếp xúc được vật cháy và dập tắt đám cháy.

- Cách sử dụng: không dùng bình bột để dập các đám cháy thiết bị điện tử vì bột mịn sẽ làm chập các vi mạch. Nếu khống chế cháy được thì thiết bị cũng không còn dùng được nữa.

- Cách bảo quản: bình bột khô có thể bảo quản từ 6-12 tháng, nếu điều kiện bảo quản tốt thì sẽ được lâu hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình an toàn lao động (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)