2. Cỏc tớnh chất vật liệu
6.3.2 Gang kết cấu
Dùng nhiều trong chế tạo các lạoi trục khuỷu, trục cam, ống lót xilanh… Một số tr- ờng hợp sử dụng gang chống mòn và có tính năng đặc biệt (bền nhiệt, chống ăn mòn, không từ tính…).
Những năm gần đây, trong ngành công nghiệp ôtô sử dụng nhiều các phụ tùng đúc bằng gang, chế tạo từ gang xốp có độ chống mòn cao, có hóc chứa dầu trong lớp bề mặt làm việc.
6.3.3 Thép kết cấu
Bao gồm các loại thép: thép cacbon, thép hợp kim, thép lò xo - nhíp…
Sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo và sửa chữa ôtô: các loại trục, bánh răng, chốt piston, thanh truyền, các loại bulông, đai ốc, đĩa, vành bánh lốp…
6.3.4 Kim loại màu và hợp kim màu
Sử dụng phổ biến nhất là hợp kim màu gốc nhôm, mangan, kẽm, đồng, các loại hợp kim chống mài mòn và que hàn. Đặc biệt ứng dụng chế tạo piston hợp kim nhôm do có tính đúc cao, loãng chảy ở trạng thái nấu chảy do đó có thể chế tạo các chi tiết hình dáng phức tạp, các thành vách mỏng đúc theo ph- ơng pháp đúc áp lực. Để nâng cao độ bền và làm tốt tính năng gia công cơ của vật đúc ta xử lý nhiệt luyện.
6.3.5 Composite
Là loại vật liệu mới ở Việt Nam hiện nay đ- ợc ứng dụng rộng rãi vì vật liệu này rất bền có tuổi thọ cao không cần gia công cắt gọt nên ít tốn kém. Composite gồm 2 thành phần chính là cốt và hạt
-Cốt có thể là: sợi Cácbon, sợi thủy tinh, sợi nhân tạo - Hạt có thể là Polime hữu cơ hay nhân tạọ
Ví dụ: Lốp Ôtô có cốt là sợi Polyeste và hạt là cao su thiên nhiên
6.4 Dung sai lắp ghép trong ô tô
Dung sai lắp ghép giữa các chi tiết ảnh h- ởng rất lớn khả năng làm việc, tuổi thọ, độ an toàn… Trong ôtô có khoảng 2500 loại phụ tùng khác nhaụ Do đó, khi thiết kế, chế tạo phụ tùng cần chú ý đến khả năng lắp lẫn hay tính công nghệ lắp lẫn. Muốn có khả năng này khi chế tạo một chi tiết nào đó ta phải xác định kích th- ớc chi tiết có sẵn sẽ đ- ợc lắp với nó. Nh- vậy, nhất thiết phải có một tiêu chuẩn lắp ghép, thống nhất chế độ lắp ghép cho tất cả các cụm các tông thành ôtô. Trên cơ sở này, ta có thể tìm ra một trị số sai lệch, độ nở, độ dôi…
- Sai lệch hình dáng hình học và vị trí bề mặt: độ côn, độ không thẳng của đ- ờng sinh (độ lồi, lõm), độ ôvan, độ lệch tâm, độ đảo h- ớng tâm, độ đảo mặt đầu…
- Dung sai lắp ghép các chi tiết chất dẻo - Dung sai lắp ghép vòng đệm kín dầu
- Dung sai lắp ghép các chi tiết hình trụ trơn: đ- ợc thực hiện trên 2 bề mặt trụ tròn xoay, bề mặt trong (bề mặt lỗ) là bề mặt bao, bề mặt trụ ngoài là bề mặt bị baọ Khi kích th- ớc bề mặt bao XA > XB là kích th- ớc bề mặt bị bao, thì lắp ghép đ- ợc tạo thành có độ hở (lắp lỏng). Ng- ợc lại XA <= XB lắp ghép đ- ợc tạo thành có độ dôi (lắp căng). Mối ghép trụ trơn th- ờng có 2 loại (mối ghép cố định và mối ghép động - hai chi tiết chuyển động t- ơng đối với nhau).
+ Mối ghép động dùng trong tr- ờng hợp có chi tiết quay hoặc di tr- ợt trên trục, yêu cầu phải có độ hở cần thiết đảm bảo dịch chuyển màng dầu bôi trơn bề mặt lắp ghép, để bồi th- ờng sự dãn nở nhiệt và sai số khi lắp chi tiết, bồi th- ờng cho sự uốn đàn hồi của trục khi chịu tác dụng của lực.
+ Mức độ chính xác đạt đ- ợc của kích th- ớc các chi tiết hoàn toàn quyết định bởi ph- ơng pháp gia công các kích th- ớc đó.
Ta chia thành 10 cấp chính xác. Mỗi cấp chính xác có một kiểu lắp ghép đã đ- ợc tiêu chuẩn hóa:
Lắp trung gian chỉ có ở cấp chính xác 1, 2, 3. Lắp chặt cấp chính xác 1, 2, 3, 4.
Lắp lỏng cấp chính xác từ 1 đến 7.
Ph- ơng pháp chọn hệ thống dung sai lắp ghép (lỗ hoặc trục): Dựa trên các yêu cầu về kết cấu, công nghệ và tính kinh tế.
Thông th- ờng xét về mặt kinh tế do gia công khó khăn hơn trục nên khi lắp chọn hệ thống lỗ là kinh tế hơn trục.
Tuy nhiên, một số tr- ờng hợp đòi hỏi phải dùng hệ thống trục - khi yêu cầu lắp một số chi tiết có cùng kích th- ớc danh nghĩa trên cùng một trục (piston lắp cố định với chốt - lắp có độ dôi và đồng thời thanh truyền lắp với chốt - lắp có độ hở).
Tài liệu tham khảo
[1]. TS. D- Quốc Thịnh - Th.s Nguyễn Thanh Quang
Thiết kế tính toán dây chuyền lắp ráp ôtô dạng CKD tại Việt Nam. Th- viện tr- ờng ĐHBK- Hà Nộị
[2]. TS. D- Quốc Thịnh - Th.s Nguyễn Thanh Quang
Quy trình công nghệ lắp ráp xe ôtô MINIBUS IVECO-MEKONG Th- viện tr- ờng ĐHBK - Hà Nộị
[3]. Qui định các loại hình lắp ráp ôtô. Ban hành kèm theo QĐ số 17/TĐC/QĐ ngày 17/2/1992. Uỷ ban khoa học nhà n- ớc-Tổng cục Tiêu chuẩn đo l- ờng Chất l- ợng.