Máy khoan và phụ tùng đồ gá dùng trên máy khoan:

Một phần của tài liệu Giáo trình gia công nguội cơ bản 2 (Trang 27 - 29)

a) Máy khoan bàn b) Máy khoan đứng c) Máy khoan cần Hình 6.1: Các loại máy khoan

1. Máy khoan bàn: (hình 6.1a)

Là loại máy khoan nhỏ, đơn giản, đặt trên bàn nguội dùng để gia công các lỗ nhỏ có đường kính d = 10 –12mm. Máy khoan bàn thường được dùng trong sữa chữa.

2. Máy khoan đứng: (hình 6.1b)

Trục chính máy khoan đứng quay xung quanh trục thẳng đứng cố định, dùng để gia công những chi tiết nhỏ và trung bình, đường kính trung bình ≤ 50mm. Trong quá trình gia công trục chính mang mũi khoan quay, phôi phải dịch chuyển sao cho lỗ cần khoan trùng với tâm mũi khoan.

Dùng để gia công nhiều lỗ trên 1 chi tiết lớn, khó gá trên các loại máy khoan khác. Đầu trục chính của máy khoan cần có thể di chuyển trên cần một phạm vi nhất định, cần được quay quanh 1 trục thẳngđứng, cốđịnh 1 góc 180 – 3600 và di chuyển lên xuống dọc trục. Việc định tâm lỗ khoan được thực hiện trên máy, tức là vật đứng yên tại chỗ, người thợ điều chỉnh, di chuyển mũi khoan tới tâm lỗ vật gia công.

4. Máy khoan nhiều trục:

Một ụ khoan được lắp nhiều mũi khoan cùng làm việc theo 1 chế độ. Máy dùng trong sản xuất hàng loạt.

5. Các phụ tùng, đồ gá dùng trên máy khoan:

a) Côn moóc tiêu chuẩn

Để việc lắp mũikhoan lên trục máy khoan được dễ dàng và chính xác người ta chế tạo lỗ trục chính và chuôi mũi khoan theo tiêu chuẩn, tức là có kích thước và hình dạng nhất định là côn moóc tiêu chuẩn.

Côn moóc là loại công lắp để truyền lực, có góc côn nhỏ và độ côn lớn.

Người ta chia kích thước đường kính mũi khoan từ bé đến lớn thành 7 nhóm. Mỗi nhóm phần đuôi được chế tạo được chế tạo theo kích thước và độ côn nhất định, các nhóm được đánh số côn từ 0 ÷ 6.

Ví dụ:Mũi khoan có đường kính 40mm. Tra bảng ta thấy phần chuôi côn moóc số 4. Kich thước lớn nhất của lỗ côn d = 31,267mm, kích thước nhỏ nhất của côn ngoài là d = 25,154mm. Chiều dài của lỗ côn L = 123mm, chiều dày của đuôi bẹt b = 11,9mm.

KÍCH THƯỚC CÔN MOÓC TIÊU CHUẨN (mm)

Đường kính Mũi khoan Côn moóc tiêu chuẩn D d l L b Đến 3 0 9,045 6,115 56,3 59,5 3,9 6 ÷ 15,5 1 12,065 8,972 62,0 65,5 5,2 15,6 ÷ 23,5 2 17,780 14,059 74,5 78,5 6,3 23,6 ÷ 32,5 3 23,825 19,131 93,5 98,0 7,9 33 ÷ 49,5 4 31,267 25,151 117,7 123,0 11,9 49,6 ÷ 65 5 44,399 36,547 149,2 155,5 15,9 68 ÷ 80 6 63,348 52,419 209,6 217,5 19

Lỗ côn trục chính cũng được chế tạo theo côn moóc tiêu chuẩn căn cứ vào kích thước lớn nhất của lỗ mà máy có thể khoan được để quyết định độ côn moóc của lỗ trục chính.

Ví dụ: Máy khoan đứng k125 khoan được lỗ khoan lớn nhất D= 25mm thì lỗ trục chính là côn moóc số 3.

b) Dụng cụ để tháo lắp mũi khoan:

Gia công nguội cơ bản Trang 29

Hình 6.2:

a) Cách lắp mũi khoan. b) Bạc côn.

Một phần của tài liệu Giáo trình gia công nguội cơ bản 2 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)