4. Hệ thống phân phối khí
5.1. Công dụng, yêu cầu đối với hệ thống làm mát
5.1.1. Công dụng
Khi động cơ làm việc sẽ tạo ra một nhiệt lượng rất cao và liên tục. Yếu tố này có thể làm cho nhiệt độ các chi tiết động cơ tăng lên rất cao. Sự gia tăng nhiệt độ này sẽ gây ra các tác hại sau:
- Giảmsức bền và độ cứng vững của các chi tiết động cơ.
- Gây bó kẹt giữa các chi tiết chuyển động.
- Phá hủy tình chất của dầu bôi trơn động cơ.
- Gây hiện tượng bốc hơi nhiên liệu mạnh ảnh hưởng đến chất
lượng hổn hợp
- Làm giảm hệ số nạp môi chất công tác.
- Gây kích nổ đối với động cơ xăng.
Do đó trên động cơ đốt trong phải được bố trí một hệ thống làm mát. Hệ thống này có tác dụng tản nhiệt khỏi các chi tiết động cơ, làm cho nhiệt độ trên các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép để bảo đảm điều kiện làm việc bình thường của động cơ.
5.1.2. Yêu cầu
Tuy nhiên nếu cường độ làm mát quá lớn sẽ làm cho nhiệt độ các chi tiết động cơ quá thấp dẫn đến các hiện tượng sau:
- Độ loảng cần thiết của dầu bôi trơn không đạt yêu cầu.
- Ngưng tụ hơi nhiên liệu ảnh hưởng đến chất lượng hổn hợp và
rửa trôi dầu bôi trơn.
- Độ kín của các chi tiết không đạt yêu cầu.
- Công suất tiêu hao cho hệ thống làm mát cao ảnh hưởng đến
công suất động cơ.
Do đó quá trình làm mát động cơ phải đảm bảo sự gia tăng nhiệt độ nhanh chóng
khi nhiệt độ động cơ thấp và ổn định nhiệt độ hoạt động thích hợp của động cơ trong một phạm vi nhất định gọi là nhiệt độ vận hành của động cơ. Thông thường nhiệt độ vận hành của động cơ được xác định theo nhiệt độ của môi chất làm mát