L ỜI GIỚI THIỆU
2. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống treo phụ thuộc
Mục tiêu: Thực hiện được việc Bảo dưỡng- sửa chữa hệ thống treo phụ thuộc.
Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa:
a) Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng:
- Bộ phận đàn hồi quyết định tần sốdao động riêng của ô tô, do vậy khi hư hỏng sẽảnh hưởng nhiều tới các chỉ tiêu chất lượng đã kể trên.
- Nhíp bị giảm độ cứng, hậu quả của nó là giảm chiều cao của thân xe, tăng khả năng va đập cứng khi phanh hay tăng tốc, gây ồn, đồng thời dẫn tới tăng gia tốc dao động thân xe, làm giảm độ êm dịu khi xe đi trên đường xấu.
- Bó kẹt nhíp do hết mỡ bôi trơn làm tăng độ cứng, hậu quả của việc bó cứng nhíp làm cho ô tô chuyển động trên đường xấu bị rung xóc mạnh, mất êm dịu chuyển động, tăng lực tác dụng lên thân xe, giảm khả năng bám dính, tuổi thọ của giảm chấn trên cầu xe sẽ thấp.
- Nhíp bị gãy bộ phận đàn hồi do quá tải khi làm việc, hay do mỏi của vật liệu. Khi gãy một số lá nhíp trung gian sẽ dẫn tới giảm độ cứng. Khi bị gãy các lá nhíp chính thì bộ nhíp sẽ mất vai trò của bộ phận dẫn hướng.
- Vỡ ụ tăng cứng của hệ thống treo làm mềm bộ phận đàn hồi, tăng tải trọng tác dụng lên bộ phận đàn hồi. Vỡụ tỳ hạn chếhành trình cũng tăng tải trọng tác dụng lên bộ phận đàn hồi. Cảhai trường hợp này đều gây nên va đập, tăng ồn trong hệ thống treo. Các tiếng ồn của hệ thống treo sẽ làm cho toàn bộ thân xe hay vỏ xe phát ra tiếng ồn lớn, làm xấu môi trường hoạt động của ô tô.
- Rơ lỏng các liên kết như: quang nhíp, đai kẹp…đều gây nên tiếng ồn, xô lệch cầu ô tô, khó điều khiển, nặng tay lái, tăng độồn khi xe hoạt động, dễ gây tai nạn giao thông.
Xe không êm
Giàn treo yếu Ống nhún hư Thay
Nẩy theo chu kỳ từng mặt đường Vỏ mòn không đều Thay Bánh và vỏ không cân bằng Sửa chữa cân bằng Xe chạy dằn khi qua mặt đường nhấp nhô
Vỏbơm quá căng Điều chỉnh Thay Nhíp hư, gãy
Đệm giảm va đập và c ữ chặn h ư Thay Si ết lại Quang nhíp l ỏng Ch ốt mắt nhíp siết qu á ch ặt Si ết lại đú ng l ực Thay S ửa chữa bằng hàn Bát đỡ nhíp mòn Có ti ếng k êu l ạ Ti ếng k êu có th ể sinh ra khi không ch ở nặng Ti ếng k êu có th ể sinh ra khi ch ở n ặng Nhíp gãy B ạc lót nhíp m òn Thay Thay B ạc ống nhún m òn Thay b ạc v à si ết đúng lực Ống nhún lỏng
b) Phương pháp kiểm tra sửa chữa:
- Quan sát sự rạn nứt của nhíp, vặn chặt các mối ghép: quang nhíp, các đầu cố định, di động của nhíp...
- Bôi trơn cho ắc nhíp.
- Đo độ võng tĩnh của nhíp so sánh với tiêu chuẩn, nếu không đảm bảo phải thay mới.
- Kiểm tra độ mòn của ắc nhíp, bạc ắc nhíp.
SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU: Hệ thống treo phụ thuộc
CÂU HỎI ÔN TẬP
- Phân biệt rõ kết cấu hệ thống treo độc lập và hệ thống treo phụ thuộc
- Quy trình tháo lắp, kiểm tra hư hỏng
Bài 6: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA BỘ PHẬN GIẢM XÓC *****
Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khảnăng :
- Củng cố kiến thức đã học về kết cấu và nguyên hoạt động của bộ phận giảm chấn;
- Phân tích được các hiện tượng hư hỏng, trình bày các giải pháp khắc phục hư hỏng và biện pháp bảo dưỡng đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Tháo lắp bộ phận giảm chấn đúng quy trình và đúng yêu cẩu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
Nội dung:
1. Quy trình bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc
Mục tiêu: Trình bày được quy trình bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc.
Quy trình tháo lắp ống nhúng:
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC DỤNG CỤ YÊU CẦU KỸ THUẬT I Tháo
1 Xác định vị trí phuộc nhún. Bằng mắt - Vị trí lắp: nó thường nằm cạnh bánh xe và được liên kết với thân xe. Mở nắp capô và quan sát phía bên hông ngay trên bánh xe
2 Tháo bánh xe Cle, tuýp - Nới đều đối xứng 3 Tháo ống dẫn dầu phanh Cle - Tránh hư hỏng ốc dầu
- Tránh xoắn ống dẫn dầu 4 Tháo thanh cân bằng hệ
thống treo
Cle, tuýp - Tránh hư hỏng bulong
- Đặt vào khay, tránh mất mát 5 Tháo ngỗng trục ra khỏi ống nhúng Cle, tuýp, búa… - Dùng con đội kích nhẹ bên dưới ngỗng trục để tháo dẽ dàng
6 Tháo các đai ốc trên đầu ống nhúng, lấy ống nhúng, lò xo ra ngoài
Cle, tuýp, búa…
7 Nén lò xo xuống, lấy ống nhúng ra ngoài Cảo chuyên dùng - Chú ý bạn cần siết đều các bulông trên bộ cảo để 2 bên lò xo đều được ép như nhau - Tránh vuột cảo khỏi lò xo
II Lắp: Thực hiện ngược bước tháo. Chú ý 1 Nén lò xo chắc chắn khi lắp ống nhúng vào lò xo - Cảo ép lò xo nén đều 2 bên lò xo - Tránh cảo vuột khỏi lò so trong quá trình nén. 2 Siết các bu long chắc chắn - Chắc chắn, đúng vị trí lắp ghép
3 Kiểm tra Sau khi làm xong bạn nên kiểm
tra lại một lần nữa xem các chi tiết đã được bắt đúng vị trí và các bulông đã được siết chặt chưa. Sau đó lái xe trên đường và cảm nhận xem có thay đổi gì với độ êm của xe không.
2. Bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc
Mục tiêu: Thực hiện được việc Bảo dưỡng - sửa chữa bộ phận giảm sóc.
Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng:
Giảm xóc phát ra tiếng kêu “cót két”:
Khi xe di chuyển, nếu phát hiện ra những tiếng kêu cót két mỗi lần đi qua ổ gà hay những đoạn đường xấu, thì đây chính tín hiệu cho thấy giảm xóc của bạn đang gặp phải một số vấn đề như: giảm xóc bị méo, lò xi bị gỉ, hoặc giảm xóc cọ vào ống bọc và thân xi lanh khiến phát ra tiếng kêu.
Khi phanh gấp đầu xe bị nhún mạnh:
Nếu gặp phải hiện tượng trên, thì bạn nên kiểm tra bộ giảm xóc ngay sau đó. Đây là dấu hiệu cho thấy bộ giảm xóc bị mòn.
Giảm xóc mòn là nguyên nhân khiến đầu xe bị nhún khi phanh gấp hoặc lắc lư khi di chuyển, khiến khả năng kiểm soát lái bịảnh hưởng, gây nguy hiểm khi lái xe, đặc biệt là khi di chuyển trên những đoạn đường trơn.
Giảm xóc bị chảy dầu:
Dấu hiệu nhận biết là cuối thân của giảm xóc có gỉ dầu bám hoặc khi xe đi qua các đoạn đường xóc hoặc ổ gà xe phát ra tiêng kêu lộc cộc và cảm giác xe nảy. Nguyên nhân là do giảm xóc bị hở phớt, dẫn đến chảy dầu ty các đường ống dầu thủy lực.
Xe bịrung động tay lái:
Khi bạn lái xe mà cảm thấy được các rung động truyền đến vô lăng một cách rõ rệt khi xe chạy ở tốc độcao, điều đó cho thấy bộ giảm xóc không còn hoạt động tốt.
Thông thường, thì một bộ giảm xóc tốt sẽ có thể giữ cho bánh xe tiếp xúc tối ưu với mặt đường và sẽkhông sinh ra các rung động. Gặp phải hiện tượng này tốt nhất nên đem ngay xe tới các gara sửa chữ để kiểm tra và nên thay mới càng sớm càng tốt.
Xe bịtrượt và lệch hướng:
Việc chiếc xe của bạn bị trượt hay bị lệch hướng di chyển ngay cả khi đi trên đoạn đường bằng phẳng, thì nguyên nhân có thể do bộ giảm xóc của xe đang bị gặp trục trặc.
Tay lái bị lệch:
Kể cả khi xe chỉ chở đủ tải mà vẫn bị xệ một bên kèm theo tay lái không cân bằng. Thì đây chính là hệ quả của việc một bên lò xo hoặc lò xo hai bên có độ cứng không đều nhau hay một cán pít-tông bị cong.
Xe bị lắc lư mạnh trên những quãng đường xấu
Chức năng của bộ phận giảm xóc là giảm chấn giúp cho xe vận hành êm ái, vì thế nếu xe bị lắc lư mạnh hơn bình thường thì nguyên nhân đầu tiên mà các bạn có thểnghĩ tới đó chính là bộ phận giảm xóc có vấn đề.
Lốp bịmòn không đồng đều:
Khi đem xe đi bảo dưỡng, hoặc bạn tư kiểm tra lốp xe tại nhà và nhận thấy các lốp mòn không đều nhau, điều đó đồng nghĩa với việc khả năng bám đường của xe không tốt, cũng sẽ có liên quan trực tiếp tới bộ giảm xóc.
Hướng dẫn kiểm tra giảm xóc trên ô tô
Để kiểm tra được giảm xóc của ô tô, đầu tiên là các bạn cần quan sát phần khung gầm và chui vào gầm xe để kiểm tra xe có xuất hiện các vết lõm hay rò rỉ dầu không.
Sau khi kết thúc quá trình kiểm tra sơ, thì bạn hãy lên xe và thử di chuyển với tốc độ16km/h, sau đó đột ngột đạp hết hành trình bàn đạp phanh xem đầu xe có bị nhún mạnh so với bình thường hay không? Nếu xe không có hiện tượng nhún mạnh, tức là phận giảm xóc tốt.
Nếu như hệ thống khung gầm của xe hay nói chính xác hơn là bộ giảm xóc có những âm thanh lạ thì cần kiểm tra lại các chi tiết như: bu-lông, đệm cao su, lò xo, rô-tuyn…
Khi nào cần bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Khi xe xuất hiện những dấu hiệu sau thì các tài xế nên chủ động bảo dưỡng hoặc thay mới giảm xóc ô tô:
Xe bị nghiêng: Trong trường hợp ô tô chở đủ tải nếu thấy xe bị nghiêng
thì rất có thể lò xo giảm xóc bị gãy một bên hoặc cán pít tông bị cong.
Xe bị trượt hoặc chệch hướng khi di chuyển trên đường thẳng và chất lượng tốt, nhất là khi có gió thì chứng tỏ giảm xóc ô tô đang có vấn đề. Lúc này bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng giảm xóc ô tô ngay để kịp thời xử lý.
Xe bị rung lắc mạnh hoặc bị bồng bềnh khi di chuyển trên đường xấu, nhiều ổ gà, gập ghềnh… Khi thấy xe có dấu hiệu này các bạn không nên chủ quan đổ lỗi cho đường xấu mà nên chủ động kiểm tra kịp thời giảm xóc của xe.
Xe bị nhún mạnh khi phanh gấp: Nguyên nhân có thể là do bộ phận
giảm xóc bị mòn. Xe có hiện tượng nhún mạnh khi phanh gấp sẽ gây mất kiểm soát tay lái và rất nguy hiểm khi di chuyển trên đường trơn trượt, đường ướt, vì thế cần khắc phục ngay.
Giảm xóc phát ra tiếng kêu cót két: Nguyên nhân có thể là do thanh xi lanh giảm xóc bị méo, lò xo bị gỉ, xảy ra cọ xát giữa các chi tiết, từđó giảm xóc phát ra các tiếng kêu khó chịu.
Lốp mòn không đều: Khi phát hiện lốp mòn không đều các bạn cũng nên kiểm tra ngay giảm xóc xe ô tô. Bộ phận giảm xóc có vấn đề khiến việc tiếp xúc của bánh xe và mặt đường không được tốt sẽ khiến lốp mòn không đều.
Tuổi thọ của giảm xóc: Tuổi thọ trung bình của bộ giảm xóc ô tô khoảng từ 80.000 – 140.000 km. Chính vì thế khi xe di chuyển trong ngưỡng này các bạn nên kiểm tra giảm xóc ô tô nhằm kịp thời phát hiện những vấn đề có thể gặp phải.
Khi đánh lái sang trái hoặc sang phải có hiện tượng kêu ở vị trí bi bát bèo thì bạn nên kiểm tra bảo dưỡng.
Xe bị rung lắc mạnh trên đường xấu là dấu hiệu cảnh báo bộ phận giảm xóc ô tô có vấn đề và cần bảo dưỡng (ảnh internet)
Quá trình bảo dưỡng giảm xóc ô tô
Quá trình bảo dưỡng giảm xóc ô tô tại Atom Auto Services: Bước 1: Kích xe lên
Bước 2: Tháo bánh
Bước 3: Tháo các chi tiết ốc ra khỏi giảm xóc: Rotuyn trụđứng, Rotuyn cân bằng…
Bước 4: Dùng vam chuyên dụng để giữ lò xo lại (chú ý an toàn)
Bước 5: Tháo bi bát bèo để kiểm tra cao su, bi bát bèo, sau đó tra mỡ vào bi
Bước 6: Kiểm tra giảm chấn
Bước 7: Lắp lại đúng kỹ thuật, chạy thử và kiểm tra lần cuối.
SINH VIÊN TỰ NGHIÊN CỨU: hệ thống giảm xóc
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nghiên cứu về các loại ống nhúng, kết cấu và hoạt động của ống nhúng 2. Quy trình tháo lắp ống giảm xóc
TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO
4.1. Chương trình chi tiết của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 07 năm 2011 của Bộtrưởng BộLao động - Thương binh và Xã hội.
4.2.Nguyễn Khắc Trai (2008), Cấu tạo ô tô, NXB KH&KT 4.3.Hoàng Đình Long (2006), Kỹ thuật sửa chữa ô tô, NXB GD 4.4 Cẩm nang sửa chữa Huyndai
4.5. Cẩm nang sửa chữa Honda 4.6. Cẩm nang sửa chữa Toyota 4.7.Cẩm nang sửa chữa Kia