Mạch điện điều khiển máy nén

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điều hòa không khí (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 60 - 63)

2.1. Tín hiệu ra điều khiển máy nén

Hình 4.6: Điều khiển máy nén kiểu A

Bộđiều khiển truyền các tín hiệu sau: Cho phép bật máy nén hoạt động, và bắt đầu bù ga. ECU có thể truyền tín hiệu trở lại phụ thuộc vào trạng thái của động cơ lúc đó.

2.2. Công tắc điều khiển A/C và ECON

Công tắc điều khiển A/C và ECON phân ra làm hai mức cảm nhận nhiệt độ không khí sau khi đã làm lạnh, để điều khiển hoạt động của máy nén ON/OFF. Công tắc hệ thống điều hòa nhiệt độđược dùng để chọn chế độ A/C hay ECON. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh cảm nhận nhiệt độ của khí lạnh ngay sau khi chúng đi qua khỏi giàn lạnh. Việc điều khiển dựa vào nhiệt độ của khí lạnh.

Để làm lạnh nhanh không khí bên trong xe ta bật công tắc điều hòa A/C ở vị trí ON. Khi nhiệt độ giàn lạnh nhỏhơn 30C, máy nén được ngắt. Khi nhiệt độ giàn lạnh lớn hơn 40C, máy nén được bật và hệ thống bắt đầu làm việc.

60

Hình 4.7: Công tắc điều khiển A/C (ở vị trí ON)

Hình 4.8: Công tắc điều khiển A/C (ở vị trí OFF)

Khi muốn điều hòa không khí hoạt động ở chế độ tiết kiệm hoặc làm khô không khí, bật công tắc ECON ở vị trí ON. Khi nhiệt độ giàn lạnh xấp xỉ 100C hoặc thấp hơn thì máy nén dừng hoạt động. Khi nhiệt độ xấp xỉ 110C hoặc cao hơn thì máy nén thì máy nén hoạt động trở lại. So với công tắc A/C khi ở vị trí ON, thì việc làm lạnh yếu hơn. Thời gian làm việc của máy nén giảm tiết kiệm được nhiên liệu và xe chạy bốc hơn.

Hình 4.9: Công tắc điều khiển ECON (ở vị trí ON)

61

2.3. Điều khiển ngắt A/C đểtăng tốc độ động cơ

Hình 4.11: Điều khiển ngắt A/C (qua ECU và bộđiều khiển A/C)

Máy nén được ngắt tức thời trong quá trình tăng tốc để giảm tải cho động cơ. Quá trình tăng tốc được nhận biết bởi ECU động cơ, dựa vào một loạt tín hiệu. Khi sự tăng tốc được nhận biết gửi tín hiệu đến bộđiều khiển A/C. Bộđiều khiển này sẽđiều khiển ngắt máy nén trong vài giây.

2.4. Điều khiển ngắt máy nén trong trường hợp khẩn cấp

Công tắc áp suất kép được lắp ở phần cao áp của hệ thống lạnh. Khi áp suất quá cao được phát hiện trong hệ thống lạnh, máy nén sẽ dừng hoạt động. Điều này ngăn chặn hư hỏng và bảo vệ các bộ phận quan trọng trong hệ thống điều hòa nhiệt độ.

Hình 4.12: Công tắc áp suất kép

Khi môi chất lạnh trong hệ thống còn ít do bị dò rỉ hoặc do các nguyên nhân khác dẫn đến thiếu dầu tuần hoàn để bôi trơn máy nén. Điều này có thể làm cháy máy nén. Khi áp suất quá thấp (áp suất môi chất 0,2MPa hoặc thấp hơn) công tắc áp suất kép chuyển sang trạng thái ngắt. Nguồn điện tới bộđiều khiển A/C không được cấp và ly hợp từ bị ngắt dẫn đến nén ngừng hoạt động.

62

Hình 4.13: Công tắc áp suất kép (khi có sự cố xảy ra)

Khi áp suất môi chất lạnh quá cao do việc giải nhiệt giàn nóng kém dẫn đến quá tải môi chất, các bộ phận trong hệ thống điều hòa có thể bị phá hỏng. Khi áp suất môi chất quá cao (áp suất môi chất khoảng 3,1MPa hoặc cao hơn), công tắc áp suất kép chuyển sang trạng thái ngắt. Nguồn điện tới bộ khuếch đại A/C không được cấp và ly hợp từ bị ngắt dẫn đến nén ngừng hoạt động. Điều này đảm bảo an toàn cho các bộ phận trong hệ thống điều hòa nhiệt độ trên ô tô.

2.5. Điều khiển A/C khi nhiệt độnước cao

Hình 4.14: Cảm biến nhiệt độnước

Cảm biến nhiệt độnước làm cảm nhận nhiệt độnước làm mát của động cơ, để ngăn quá nhiệt động cơ. Khi đạt nhiệt độ quy định (xấp xỉ 1000C) ly hợp từ ngừng hoạt động và máy nén bị ngắt. Điều này làm giảm tải cho động cơ.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điều hòa không khí (nghề công nghệ ô tô trung cấp) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)