Tính toán nén thủng

Một phần của tài liệu TCVN5574-2012-Tieuchuanthietke-Betong-betongcotthep (Trang 75 - 77)

D. Cấu kiện chịu kéo lệch tâm tiết diện chữ nhật

B. Tính toán nén thủng

6.2.5.4. Kết cấu dạng bản (không đặt cốt thép ngang) chịu tác dụng của lực phân bố đều trên một diện tích hạn chế cần được tính toán chống nén thủng theo điều kiện:

F ≤  Rbt um h0 (107) Trong đó:

F là lực nén thủng;  là hệ số, lấy đối với: + bê tông nặng: 1,0 + bê tông hạt nhỏ: 0,85 + bê tông nhẹ: 0,8

um là giá trị trung bình của chu vi đáy trên và đáy dưới tháp nén thủng hình thành khi bị nén thủng, trong phạm vi chiều cao làm việc của tiết diện.

Khi xác định um và F giả thiết rằng sự nén thủng xảy ra theo mặt nghiêng của tháp có đáy nhỏ là diện tích chịu tác dụng của lực nén thủng, còn các mặt bên nghiêng một góc 450 so với phương ngang (Hình 17a).

Lực nén thủng F lấy bằng lực tác dụng lên tháp nén thủng, trừ đi phần tải trọng chống lại nén thủng tác dụng vào đáy lớn hơn của tháp nén thủng (lấy tại mặt phẳng đặt cốt thép chịu kéo). Nếu do sơ đồ gối tựa, sự nén thủng chỉ xảy ra theo mặt bên tháp có độ nghiêng lớn hơn 450

(ví dụ: trong đài cọc Hình 17b), vế phải của điều kiện (107) được xác định cho tháp nén thủng thực tế nhân với h0/c. Khi đó, khả năng chịu lực này được lấy không lớn hơn giá trị ứng với tháp nén thủng có c = 04,h0, ở đây c là chiều dài hình chiếu của mặt bên tháp nén thủng lên phương ngang.

a) khi tải trọng cục bộ đặt trên toàn bộ chiều rộng của cấu kiện; b) khi tải trọng cục bộ đặt trên toàn bộ bề rộng nằm ở vùng mép cấu kiện; c, d) khi tải trọng cục bộ tại chỗ gác xà gồ hoặc dầm; e) khi tải trọng cục bộ đặt ở 1 góc cấu kiện; f) khi tải trọng cục bộ đặt lên một phần chiều rộng và

một phần chiều dài cấu kiện hoặc khi tải trọng cục bộ đặt lên phần lồi của tường hoặc mảng tường; g) tải trọng cục bộ đặt lên trụ tường; h) tiết diện có dạng phức tạp

CHÚ DẪN:

Aloc1 là diện tích chịu nén cục bộ;

Aloc2 là diện tích tính toán chịu nén cục bộ;

A là diện tích tối thiểu phải đặt lưới thép, trong đó cốt thép gián tiếp được kể đến trong tính toán theo công thức (104).

a) khi mặt bên của tháp nén thủng nghiêng 450; b) khi mặt bên của tháp nén thủng nghiêng với góc lớn hơn 450

Hình 17 - Sơ đồ tính toán nén thủng cấu kiện bê tông cốt thép

Khi trong phạm vi tháp nén thủng có đặt các cốt thép đai thẳng góc với mặt bản, tính toán cần được tiến hành theo điều kiện:

F ≤ Fb + 0,8Fsw (108) Nhưng không lớn hơn 2Fb.

Nội lực Fb lấy bằng vế phải của bất đẳng thức (107), còn Fsw là tổng toàn bộ lực cắt do cốt thép đai (cắt các mặt bên của khối tháp) chịu, được tính theo công thức:

Fsw = RswAsw (109) ở đây, Rsw không được vượt quá giá trị ứng với cốt thép CI, A-I. Khi kể đến cốt thép ngang, Fsw lấy không nhỏ hơn 0,5Fb.

Khi bố trí cốt thép đai trên một phần hạn chế gần vị trí đặt tải trọng tập trung, cần thực hiện tính toán bổ sung theo điều kiện (107) cho tháp nén thủng có đáy trên nằm theo chu vi của phần có đặt cốt thép ngang.

Cốt thép ngang phải thỏa mãn các yêu cầu ở 8.7.8.

Một phần của tài liệu TCVN5574-2012-Tieuchuanthietke-Betong-betongcotthep (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)