Yêu cầu khách quan phải sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc

Một phần của tài liệu tin CCHC so 09 (Trang 34 - 36)

tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản quan trọng về việc sắp xếp các cơ quan trong bộ máy nhà nước, hệ thống chính trị. Trong đó, Nghị quyết số 10/NQ- CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo chỉ đạo của Bộ Chính trị đã yêu cầu các địa phương: thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND ở cấp tỉnh, thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng cấp ủy với Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện ở những nơi có điều kiện theo quy định;

Phân tích - Bình luận Phân tích - Bình luận

sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và sáp nhập các thôn, tổ dân phố theo quy định (thực hiện từ năm 2018), thí điểm mô hình tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo ở những nơi có điều kiện (thực hiện từ năm 2021), thực hiện khoán kinh phí chi phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố (thực hiện từ năm 2019); tiếp tục thực hiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo ngành, lĩnh vực và nhu cầu của thị trường, xã hội; thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình, giảm số lượng cấp phó của các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; giảm tối đa các ban quản lý dự án (thực hiện từ năm 2018 và hoàn thành năm 2019).

Theo dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 24/2014/NĐ-CP có 17 sở tổ chức thống nhất với 3 nhóm: nhóm 1, các sở tổ chức thống nhất trên phạm vi cả nước (4 sở gồm Tư pháp, Tài nguyên - Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế); nhóm 2, các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất (Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo); nhóm 3, các sở được quy định theo hướng giao thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh trình

HĐND cùng cấp quyết định giữ ổn định hoặc thí điểm hợp nhất theo Nghị quyết số 18-NQ/ TW và Nghị quyết số 56/2017/QH14 (Ví dụ: Sở Nội vụ thí điểm hợp nhất với Ban Tổ chức Tỉnh ủy; Thanh tra tỉnh thí điểm hợp nhất với Ủy ban Kiểm tra; Văn phòng UBND cấp tỉnh thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng HĐND cấp tỉnh).

Đối với 4 sở đặc thù, chuyên ngành không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương gồm: Sở Quy hoạch - Kiến trúc (thuộc UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) và 3 sở do Chính phủ quy định tiêu chí thành lập là Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Bộ Nội vụ đề xuất trao quyền để cấp tỉnh có thể xem xét quyết định giữ ổn định hoặc sáp nhập. Lý giải về những sở đặc thù có thể thành lập và có thể không, là do những sở này tham mưu về những lĩnh vực mang tính chất đặc thù, có tỉnh cần, có tỉnh chưa hoặc không cần. Ví dụ như Ban Dân tộc hoặc Sở Ngoại vụ, với những nơi có biên giới, hay khu công nghiệp, khu chế xuất thì cần, còn những nơi không có thì không cần thành lập.

Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Bộ Nội vụ đưa ra với 3 phương án về khung số lượng sở, ngành. Trong đó, phương án thứ nhất quy định thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh không quá 20, các tỉnh còn lại từ 17 đến 19 sở, ngành. Theo phương án này, cả nước sẽ giảm tối thiểu 46 sở. Phương án thứ hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh không quá 20, các

tỉnh, thành còn lại không quá 17 đến 18 sở, ngành. Như vậy, cả nước sẽ giảm tối thiểu 88 sở, ngành. Còn phương án 3 là sắp xếp các sở, ngành không vượt quá số lượng hiện có.

Trong ba phương án trên, Bộ Nội vụ đề xuất lựa chọn phương án thứ nhất để đảm bảo thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy có lộ trình, tránh xáo trộn lớn. Trên cơ sở đó, số khung các sở, ngành được tính toán dựa trên việc sắp xếp lại 21 sở, ngành hiện có. Trong đó có sở: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế được tổ chức thống nhất trên cả nước, 17 sở ngành còn lại giao cho địa phương quyết định hợp nhất, sáp nhập, sắp xếp lại tùy theo từng địa phương.

Một phần của tài liệu tin CCHC so 09 (Trang 34 - 36)