đưa vào vận hành thương mại, nâng tổng công suất toàn tỉnh lên 1.103MW.
Các con số nói trên cho thấy công suất ĐMT đã đưa vào vận hành đã vượt xa các mục tiêu của Quy hoạch điện 7 điều chỉnh (QĐ số 428/QĐ- TTg), trong đó định hướng tới 2020 công suất điện mặt trời cả nước đạt 850 MW và tăng lên 4.000 MW vào năm 2025.
Từ các dự án ĐMT đã xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận có thể thấy rằng, suất đầu tư trung bình (SĐT) đối với ĐMT hiện nay chỉ là 1.038 USD/kWp (tương đương 23,877 triệu đồng/1 kWp), thấp hơn bất cứ SĐT nguồn điện nào. Ví dụ, SĐT trên thế giới hiện nay đối với các công nghệ phát điện như sau: nhiệt điện than khoảng 1.600 USD/ kW; điện gió trên bờ: 1.765; điện gió ngoài khơi: 4.480; thủy điện: 1.764; điện sinh khối: 2.200 và điện địa nhiệt: 3.734 USD/kW (Renewables, Global Status Report 2016; và Renewable power generation costs in 2017. IRENA International Renewable Energy Agency 2018).
Đến nay, con số các dự án/nhà máy ĐMT và công suất đi vào vận hành chắc chắn lớn hơn nhiều các con số nói trên. Ví dụ, mới đây nhất, ngày 7/9/2019, dự án ĐMT Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, được xây dựng trên vùng đất bán ngập của hồ Dầu Tiếng với công suất lắp đặt 420 MW, là nhà máy ĐMT lớn nhất ở Đông Nam Á, đã đi vào hoạt động. Tổng đầu tư cho dự án này là 9.100 tỷ đồng (khoảng 400 triệu USD). Dự kiến sản lượng điện cấp lên lưới trung bình hàng năm sẽ vào khoảng 688 triệu kWh.
2.2. Điện mặt trời áp mái và điện mặt trời nổi mặt trời nổi
Bên cạnh các dự án ĐMT lớn, với dàn PMT lắp đặt trên mặt đất nói trên, thì hiện nay các dự án ĐMT áp mái (solar rooftop systems) có dàn PMT lắp trên các mái nhà và ĐMT nổi (solar floating systems) với dàn PMT lắp trên các mặt nước, cũng đang phát triển mạnh mẽ ở khu vực miền Nam nước ta. Các công nghệ này giúp tiết kiệm diện tích mặt bằng lắp đặt dàn PMT.
Theo Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), thì trên địa bàn 21