Bulông ổ trục dưới của một thanh truyền động cơ đốt trong (hình 1.27) với tải trọng lớn nhất tác dụng nên bulông là F = 6000N Vật liệu bulông là thép

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 29 - 33)

với tải trọng lớn nhất tác dụng nên bulông là F = 6000N. Vật liệu bulông là thép 38CrA (giới hạn chẩy ch = 600MPa), hệ số ngoại lực  = 0,2. Tải trọng thay đổi theo chu kỳ mạch động.

a. Tính lực xiết bulông, tải trọng tác dụng nên bulông b. Đường kính bulông

Chương 2

Các bộ truyền cơ khí thường gặp Giới thiệu:

Trong chế tạo máy dùng các loại truyền động cơ khí, truyền động điện, truyền động thủy lực và truyền động khí ép, trong đó truyền động cơ khí được dùng nhiều hơn cả.

Trong giáo trình này chỉ nghiên cứu về truyền động cơ khí. Theo nguyên lý làm việc truyền động cơ khí được chia làm hai loại:

- Truyền động ma sát: Bộ truyền bánh ma sát, bộ truyền đai

- Truyền động ăn khớp: Bộ truyền bánh răng, bộ truyền trục vít - bánh vít, bộ truyền xích ...

2.1 Bộ truyền đai 2.1.1 Khái niệm chung 2.1.1 Khái niệm chung

2.1.1.1 Phương pháp truyền động

Truyền động đai là truyền động bằng ma sát gián tiếp, trong đó chuyển động và tải trọng được truyền từ bánh dẫn sang bánh bị dẫn qua dây đai mềm, đàn hồi.

Cấu tạo chính của bộ truyền động đai gồm có: bánh dẫn 1, bánh bị dẫn 2, dây đai 3. Ngoài ra còn có thêm bộ phận căng đai (không biểu diễn trên hình vẽ)

2.1.1.2 Ưu nhược điểm của truyền động đai.

Ưu điểm:

- Có khả năng truyền chuyển động và tải trọng giữa các trục xa nhau.

Hình 2.1. Cấu tạo bộ truyền động đai 1-Bánh đai dẫn; 2-Bánh đai bị dẫn; 3-Dây đai

- Làm việc êm không ồn.

- Giữ được an toàn cho máy khi bị qúa tải vì khi đó đai trượt trơn trên bánh đai.

- Kết cấu đơn giản, giá thành rẻ.

Nhược điểm:

- Khuôn khổ kích thước lớn. Với điều kiện làm việc như nhau thì riêng đường kính bánh đai đã gấp 5 lần đường kính bánh răng .

- Tỉ số truyền không ổn định vì có trượt đàn hồi giữa đai và bánh đai. - Lực tác dụng lên trục và ổ lớn do phải căng đai.

- Tuổi thọ thấp khi làm việc với vận tốc cao.

Phạm vi sử dụng

Được dùng để truyền công suất N = 40  50 kW, vận tốc

v = 5- 30m/s. Thường được bố trí ở cấp nhanh, bánh dẫn lắp với trục động cơ.

2.1.1.3 Phân loại dây đai

- Theo đặc điểm cấu tạo (mặt cắt ngang và cấu tạo ngoài), truyền động đai được chia thành: đai dẹt, đai thang, đai tròn, đai hình lược (đai nhiều chân), và đai răng.

+ Đai dẹt có tiết diện là hình chữ nhật (hình 2.2a)

+ Đai thang có tiết diện là hình thang cân, góc ở đỉnh =400 (hình 2.2b) + Đai tròn có tiết diện là hình tròn (hình 2.2c)

+ Đai lược có nhiều chân phân bố dọc theo chiều rộng, ở mặt trong của đai. (hình 2.2d)

+ Đai răng có nhiều răng phân bố theo chiều dài, ở mặt trong của đai. (hình 2.2e) Hình 2.2. Các loại đai d ) e )

Trong đó, đai dẹt và đai thang được dùng phổ biến hơn cả, đai tròn chỉ được dùng khi công suất nhỏ, đai lược và đai răng dùng khi công suất lớn hoặc cần phải đảm bảo làm việc với tỉ số truyền ổn định, khuôn khổ kích thước nhỏ gọn.

2.1.1.4 Các kiểu truyền động đai

Theo quy luật biến đổi chuyển động, truyền động đai được chia thành: - Truyền động giữa các trục song song cùng chiều (hình 2.1)

- Truyền động giữa các trục song song ngược chiều (hình 2.3a) - Truyền động giữa các trục chéo nhau (hình 2.3b)

- Truyền động giữa các trục giao nhau (vuông góc nhau) (hình 2.3c) - Truyền động có nhiều trục bị dẫn (hình 2.3d)

2.1.1.5 Phương pháp điều chỉnh sức căng đai.

Do dây đai là dây mềm nên sau một thời gian làm việc sẽ bị dãn. Vì vậy phải có các biện pháp căng đai để khắc phục. Bộ phận căng đai, tạo lực căng ban đầu kéo căng hai nhánh đai. Có một số biện pháp căng đai thường gặp:

- Dùng trọng lượng động cơ (Hình 2.4a) - Dùng vít để căng đai (Hình 2.4 b)

- Dùng gối dỡ tự căng (căng đai bằng đối trọng) (Hình 2.4 c)

2 1 a 2 1 b 2 c 2 1 2 d

Hình 2.3. Các kiểu truyền động đai 1. Bánh đai dẫn; 2. Bánh đai bị dẫn

2.1.2 Kết cấu các loại đai 2.1.2.1 Vật liệu làm đai 2.1.2.1 Vật liệu làm đai

Vật liệu làm đai phải thỏa mãn các yêu cầu như có đủ độ bền mỏi, bền mòn, hệ số ma sát tương đối lớn và có tính độ đàn hồi cao.

Trong các vật liệu tự nhiên, chỉ có đai da là loại đai tốt nhất thỏa mãn các yêu cầu trên nhưng đắt tiền. Đối với đai làm bằng vật liệu tổng hợp, đảm bảo đai có đủ dộ bền, các lớp chịu tải trọng chính được làm bằng sợi vải bện hoặc sợi kim loại, bố trí theo mặt trung hòa của đai. Lớp vỏ bọc của đai được làm bằng vật liệu có hệ số ma sát cao, chẳng hạn như cao su.

2.1.2.2 Đai dẹt

Mặt cắt ngang của đai dẹt có dạng hình chữ nhật với hai kích thước cơ bản là chiều rộng b, chiều dày . Cả hai kích thước này đều được tiêu chuẩn hoá.

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý chi tiết máy (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)